Điều 13 – ”Thương cho roi cho vọt” không phải lúc nào cũng đúng

Trong cuộc sống, những cách cư xử quá khắt khe nhiều khi không mang lại hiệu quả giáo dục tốt, thậm chí lại có tác dụng tiêu cực bởi nó xuất phát từ những suy nghĩ không thấu đáo. Nó còn tệ hơn cả sự trì trệ, kém vận động và quan liêu. Vì thế, các nhà quản lý cần suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra quyết định phạt hoặc đình chỉ một hành động bị coi là vi phạm nội quy.

Dưới đây là những hình phạt tưởng là nghiêm khắc nhưng hết sức tai hại, thậm chí phản tác dụng đang được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới.

  • Ở Tây Virginia (Mỹ), một sinh viên mang thuốc ho đến trường thì bị coi là vi phạm quy định dùng thuốc của trường.
  • Ở Louisiana, nhà trường đã cùng bỏ phiếu đồng tình đuổi học một sinh tên là Amanda Stiles vì các quan chức nhận được thông tin cậu này hút thuốc trong trường, rồi họ khám người cậu và phát hiện có một viên giảm đau Advil. Tất nhiên, họ đã không tìm thấy điếu thuốc hay cái bật lửa nào.

Cách hành xử quá khắt khe trên không khiến các bạn trẻ thật sự cảm thấy an toàn và ”tâm phục khẩu phục”. Theo họ, đó chỉ là cách để các quan chức giữ được ;chiếc ghế” quyền chức. Thay vì khuyến khích giới trẻ có những việc làm đúng thì những hình phạt hà khắc, thiếu suy xét của người lớn chỉ càng chứng tỏ sự chuyên quyền, độc đoán và ngớ ngẩn của họ, đặc biệt  khi họ phạt cả những học sinh có những hành động đáng được biểu dương.


Ở Việt Nam, lâu nay dư luận lên tiếng khá nhiều về các hình phạt phản giáo dục, gây ức chế tâm lý cũng như tổn hại đến sức khỏe của học sinh như bắt bò bằng gối xung quanh lớp, nhét giả vào miệng, liếm ghế, đuổi ra khỏi lớp, chép phạt bài vài trăm lần, chạy vòng sân trường ngoài nắng đến ngất xỉu, …

Phạt là hình thức nhằm điều chỉnh hành vi của học sinh nhưng trong nhiều trường hợp, hình phạt được đưa ra một cách cảm tính nhằm giải tỏa cơn tức giận nhất thời của giáo viên mà không đưa ra một hướng mở để học sinh khắc phục lỗi của mình.

Bất kỳ hình thức giáo dục nào cũng có hai mặt là khen thưởng và kỷ luật. Phạt cũng là một hình thức giáo dục cần thiết giúp học sinh thay đổi, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với những nguyên tắc nhất định, giúp học sinh ghi nhớ lỗi lầm của mình chứ không phải khiến học sinh nhụt chí, ức chế. Hình phạt không được xúc phạm đến nhân phẩm của học sinh. Dù là hình phạt nào, suy cho cùng, giáo viên cũng muốn học sinh của mình học tốt hơn. Tuy nhiên, nếu cân nhắc và lựa chọn hình phạt thích hợp với ục tiêu giáo dục và uốn nắn, mong muốn ấy sẽ được phát huy thay vì khiến học sinh phải sợ sệt đến phẫn uất.

Bạn đừng bị tung hỏa mù bởi câu ”thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Trước một hình phạt mà bạn cảm thấy không thỏa đáng và hơi quá đà, hãy tự tìm cách bảo vệ mình thay vì im lặng chịu đựng. Bởi vì nếu như bạn chịu đựng các hình phạt vô điều kiện thì bạn đang tạo ra mảnh đất màu mỡ cho những hạt mầm bất công nảy nở và phát triển. Bạn đang trong quá trình trưởng thành. Hãy khẳng định sự lớn mạnh của mình bằng việc ngăn chặn những kiểu ”roi vọt” không phải vì tình yêu, sự giáo dục mà chỉ vì để giải tỏa cơn cuồng nộ của một người nào đó.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!