Sau 12 năm học phổ thông, bạn bắt đầu làm quen với giảng đường đại học. Cách giảng dạy và học tập ở bậc học này dù có nhiều khác biệt so với bậc phổ thông nhưng bạn vẫn phải trải qua các kỳ thi và nhận kết quả xếp loại ở mỗi cuối kỳ giống như 12 năm học trước. Một học kỳ mới bắt đầu, bạn sẽ gặp những thầy giáo mới, nhiều bạn ới và cuối cùng là một việc làm mới.
Cuộc sống của người trưởng thành không theo cách như vậy. Nó được định ước trong nhiều năm, chứ không phải tính hằng tuần hay tháng, không có nhiều mốc đáng ghi nhớ hay những vạch đích. Thành công hay thất bại phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn đã làm những gì và như thế nào trong cuộc sống. Có thể trong suốt hai mươi năm, bạn vẫn làm ở một công ty, một công việc, với những gương mặt nhàm chán mà có lúc bạn ”chỉ muốn nổi cáu” vì họ. Hai mươi năm, bạn có thể trở thành ông chủ nhờ sự nỗ lực và khả năng vượt trội của bạn. Ngược lại, cũng có thể chẳng có sự thay đổi nào cả, bạn vẫn ở vị trí ban đầu. Bạn không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra với mình. Cuộc sống luôn là những ẩn số bất ngời.
Một năm có 52 tuần. Một tuần bạn phải làm việc 5 ngày, mỗi ngày 8 tiếng. Trong 8 tiếng làm việc đó, ông chủ mong muốn bạn thể hiện hết khả năng của mình. Công việ của bạn không có sự thay đổi nào dù đã 10 năm trôi qua. Có thể nói, áp lực thành công, thăng tiến, cạnh tranh, … trong công việc khiến nhiều người phải ”gồng mình” quá sức dẫn đến bị stress, thậm chí tìm đến cái chết.
Nhật Bản là một trong những nước đứng đầu về số người tự tử vì áp lực công việc. Mỗi năm, ở đất nước được mệnh danh là có quan điểm làm việc nghiêm khắc và đội ngũ nhân công chăm chỉ nhất thế giới này có hơn 3.000 người tự tử, nhiều gấp bốn lần số người tử vong vì tai nạn giao thông.
Một nghiên cứu tháng 11 năm 2003 của bang Victoria (Australia) chỉ ra rằng, công việc chính là nguyên nhân chủ yếu của 109 vụ tự tử trong những năm 1989 – 2000. Chủ trang trại, nữ ý tá, nữ bác sĩ, giáo viên và cảnh sát là những người có xu hướng tự tử cao.
Theo thống kê của Mỹ mới đây, chi phí dùng để giải quyết các vấn đề do căng thẳng (stress) công việc gây ra là 300 tỷ đô la một năm (gồm nghỉ làm, giảm năng suất, thay người làm việc, khám bệnh, phí bảo hiểm, …). Đặc biệt, có tới 60 – 80% tai nạn nghề nghiệp là do stress. Còn tại Canada, khảo sát mới nhất ghi nah65n có gần 50% người dân nước này cảm thấy bị stress khi cố gắng cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư (10 năm trước tỷ lệ này là 27%).
Mức độ stress của lãnh đạo các doanh doa nghiệp trên thế giới hiện nay có xu hướng tăng cao. 90% doanh nhân Đài Bắc được hỏi cho biết, họ phải chịu nhiều áp lực trong công việc, khiến địa phương này trở thành nơi có mức độ stress cao nhất thế giới. Sau đó là Philippines, Botswana, Hong Kong, Singapore và Nam Phi.
Tình trạng làm việc quá giờ, thậm chí mang việc ở cơ quan về nhà làm, khối lượng công việc lớn, những hạn chót hoàn thành công việc hết sức khắc nghiệt, yêu cầu của sếp quá cao hay làm việc trong những điều kiện kém an toàn, … xảy ra khá phổ biến. bên cạnh đó, người lao động nhiều nơi còn phải đối mặt với chính sách sử dụng nhân viên hà khắc – đó là sự sa thải và thay thế.
Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Tình ttra5ng thừa lao động buộc những người hoặc không có năng lực, hoặc vì không có mối quan hệ thân thiết với cấp trên phải về hưu khi vẫn còn sung sức (hưu non). Mọi người đều phải gồng mình để chứng tỏ năng lực bản thân, thậm chí là cạnh tranh với đồng nghiệp để được giữ lại. Áp lực trong công việc, áp lực về cuộc sống bấp bênh nếu bị thất nghiệp đã tạo ra những căng thẳng triền miên đối với nhiều người. Vì những điều này mà họ luôn có nguy cơ rơi vào trạng thái trần uất.
Khi đi làm, bạn không thể có được một kỳ nghỉ hè dài tới ba tháng như học sinh, sinh viên; không thể có thời gian học hành chểnh mảng, vui chơi mỗi khi Tết đến xuân về. Có những lúc bạn mệt mỏi vì một núi công việc, bạn muốn nghỉ ngơi thư giãn nhưng đối tác dọa sẽ cắt hợp đồng nếu bạn làm chậm. Lúc đó, bạn lại phải vắt chân lên cổ làm việc mà không thấy thoải mái chút nào.
Những liệt kê trên đây không phải để dập tắt mọi ước muốn của bạn về tương lai. Ngành du lịch ngày càng phát triển chứng tỏ không phải mọi lao động đều phải vắt kiệt sức cho công việc. Điều mà bạn có thể rút ra từ kinh nghiệm của những người đi trước là hãy chuẩn bị cho tương lai ngay từ bây giờ. Vốn kiến thức mà bạn tích góp được ngày hôm nay có ý nghĩa quyết định đến việc ngày mai bạn còn có những kỳ nghỉ thú vị nữa hay không.