Điều 16 – Lịch sử không ”tẻ nhạt” và ”chán ngắt” như bạn tưởng

Mới đây, tại Đại học Washington (Mỹ), sinh viên của trường đã bỏ phiếu chống lại đề nghị tuyên dương Boyington – người nhận được huy chương danh dự và tốt nghiệp năm 1933 – vì sự phục vụ của ông trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Các sinh viên phản đối rằng Boyington không phải là nhân vật điển hình và họ không cần vinh danh bất kỳ người da trắng giàu có nào.

Nhưng sau đó, tờ Wallstreet Journal đã có bài viết khẳng định Boyington không phải người da trắng và cũng chẳng giàu có gì. Thực tế, ông là người Mỹ gốc Ấn và đã sống cảnh ”gà trống nuôi ba con”.

Rõ ràng, có những người trẻ tuổi dù được học trong hệ thống giáo dục công lập tốn kém nhưng cuối cùng lại không hề hiểu biết về lịch sử Mỹ, thậm chí không có ý thức về sự hy sinh của người khác. Họ được nuông chìu nên thường nói những lời ”vô nghĩa” trong các cuộc họp sinh viên.

Nhiều thanh niên Mỹ có thể kể tên va diễn viên nổi tiếng nhưng không kể nổi ba cơ quan của chính phủ. Trong một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy, 22% người Mỹ có thể kể tên năm thành viên của gia đình hoạt hình Simpson (bart, Lisa, Homer, Merge và Maggie), trong khi chỉ có 1 trong số 1.000 người có thể kể tên đủ năm quyền tự do (tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do hội họp và tự do khiếu nại).

Ở Việt Nam, tình hình cũng không khả quan hơn. Những cuộc thi hoa hậu thường khiến khán giả phải cười chua chát vì nhiều người đạp không thể nhớ nổi một cột mốc lịch sử. Báo chí thường xuyên ”kể tội” giới học sinh, sinh viên vì họ có thể thuộc làu các nhân vật lịch sử của Trung Hoa từ thời Xuân thu – Chiến quốc mà không biết gì về Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ ở nước mình. ”Tại vì lịch sử nước mình chẳng có những chuyện thâm cung bí sử như những bộ phim dã sử của Trung Quốc nên không hấp dẫn”, nhiều bạn trẻ giải thích cho sự thờ ơ này.

Tôi đồng ý với bạn là hầu hết các cuốn sách lịch sử đều không bắt mắt, chúng khá đơn điệu, chỉ cần nhìn đã thấy nhàm chán, chỉ toàn những chuyện ”ta thắng, địch thua”. lại được sự ”hậu thuẫn” của không ít giáo viên chỉ biết ”diễn nôm” những gì có trong giáo trình nên kết quả mà học sinh, sinh viên thu lại được trong các giờ lịch sử là sự buồn bã.

Có thể nói, giáo dục lịch sử đất nước cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, luôn là vấn đề không đơn giản với mọi quốc gia. Những người làm bảo tàng ở Mỹ đang nhận ra một cơ hội (giáo dục và kinh doanh) khi nhìn thấy điểm số lịch sử thấp lè tè của học sinh, mà nguyên nhân chính là do các em chán học môn Lịch sử. Vì thế, các bảo tàng lịch sử kiểu mới được xây dựng ngày càng nhiều trên khắp nước Mỹ. Không còn những chiếc giá cũ kỹ  để những hiện vật khô khốc, những tấm bảng thông tin im lìm và những chữ viết lạnh lùng ”cấm sờ” vào hiện vật”, …. Thay vào đó là những bộ phim Hollywood, những vở kịch, phim tài liệu được làm như thật. Và hơn hết là những mô hình, những thiết kế giả lập với những hiệu ứng đặc biệt về hình ảnh và âm thanh. Tất cả là nhằm giúp khách tham quan có được cảm nhận như họ đang được sống ở chính thời điểm mà sự kiện lịch sử diễn ra.

Đó là một cách dạy lịch sử hay cần được nhân rộng. Nếu thế hệ đi trước không khiến thế hệ cúng ta cảm thấy hứng thú với môn lịch sử thì cơ hội ”sửa sai” đang thuộc về các bạn đó. Các bạn có thể giúp con cháu mình thoát khỏi sự u mê về lịch sử nếu biết tìm ra những cách diễn thuyết sinh động về các nhân vật, sự kiện thay vì chỉ nói theo sách như một cái máy. Ít nhất bạn cũng phải biết được những kiến thức lịch sử cơ bản để khi con bạn hỏi tại sao lại được nghỉ ngày 30 tháng 4, tại sao lại bắn pháo hoa vào ngày 2 tháng 9, bạn cũng biết cách giải thích cho cúng.

Lịch sử đi vào cuộc sống từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất, đừng vội nói chúng ”tẻ nhạt”, ”chán ngắt” khi tự bạn không biết làm mới suy nghĩ của chính mình.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!