Có một vị giáo sư nói rằng, hình như mọi ngôn ngữ trên thế giới đều có chung một cách dùng từ ”phải” và ”trái”. Trong tiếng Anh, từ ”right” vừa có nghĩa là bên phải vừa co nghĩa là điều phải, điều đúng. Từ ”left” có nghĩa là bên trái, cũng có nghĩa là điều sai trái. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng có thể phân biệt phải – trái, trắng – đen dễ như điều đúng nằm bên phải, điều sai nằm bên trái.
Trong chính trường có cánh tả và cánh hữu, không phải lúc nào cánh hữu cũng đúng, cánh tả cũng sai. Cánh hữu (phải) thường đặc trưng cho sự bảo thủ trì trệ, còn cánh trái (tả) thường đặc trưng cho những cái mới, những cái không theo quy luật cũ. Sự đâu tranh giữa cái phải – cái trái là nguyên nhân của phát triển. Trong phim, cái phải là cái thiện, còn cái trái là cái ác. Tuy vậy, không phải lúc nào cái phải cũng đúng và chiến thắng.
Bản thân mỗi người cũng thế. Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng biết chính xác con đường mình đang đi là đúng hay sai. Có thể bạn cho rằng sự lựa chọn của mình là đúng, biết đâu trong mắt người khác lại là sai. Thực tế, sự khác biệt giữa sai và đúng rất mong manh. Cái sai có thể là đúng và ngược lại, nó có thể hoán đổi cho nhau trong khoảnh khắc. Nhiều người đã không phân biệt được đâu là đúng và đâu là sai, thậm chí không thể nhận thức rõ ràng về chúng.
Những vụ giết người hàng loạt, khủng bố xảy ra ở nhiều nước trên thế giới mà nguyên nhân là do tranh cah61p, mê tín, cuồng giáo hoặc cướp bóc. Hành động của các sát thủ đó đều bị xã hội cho là sai. Tuy nhiên, bản thân những phạm nhân đó lại cho rằng họ làm thế là đúng, là để bảo vệ quyền lợi của chính họ. Ở Amazon có một bộ tộc ăn thịt người sinh sống. Với bộ tộc này, ăn thịt người là việc đúng vì tín ngưỡng của họ cho phép thế.
Ranh giới về văn hóa dân tộc cũng vậy. Mỗi đất nước có một nền văn hóa khác nhau, trong đó văn hóa được nhiều người chấp nhận và phổ biến thì được coi là đúng. Nếu như ở Thái Lan, sex được coi là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển du lịch thì ở Việt Nam điều này lại bị phủ nhận. Bạn không thể phán xét sự đúng sai trong khi so sánh hai quan điểm trái chiều về văn hóa này.
Quan điểm dúng hoặc sai ở mỗi người phụ thuộc vào thời điểm và môi trường mà người đó đang sống. Thời điểm thay đổi, môi trường thay đổi sẽ làm thay đổi quan niệm của người đó. Nhiều người có thói quen khẳng định mình đúng và không màng đến suy nghĩ của người khác. Tất nhiên, chúng ta không cho rằng họ sai nhưng những điều họ thể hiện khiến họ trở nên ngu ngốc trước mặt người khác.
Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Đạo đức học Josephson ở Los Angeles, Mỹ, có gần 62% học sinh phổ thông thừa nhận đã gian lận trong thi cử; 27% thưa nhận từng trộm đồ ở các cửa hàng; 40% cho biết các em đôi khi nói dối để xin tiền bố mẹ. Nhưng vẫn có nhiều học sinh đáng được biểu dương vì có lòng tự trọng cao. hầu hết các em đều được ý nghĩa khi là một người có phẩm chất đạo đức tốt, dù đôi khi các em cũng nói dối và gian lận. 92% trong số đó cho biết các em hài lòng với đạo đức và tính cách của mình. 74% tự xếp mình có tư cách đạo đức tốt hơn bạn bè của mình.
Viện trưởng Micheal Josephson cho biết: ”Không thể yên tâm khi biết rằng, phần lớn thế hệ trẻ hiện nay – những người sẽ trở thành nhân viên cảnh sát, chính trị gia, luật sư, bác sĩ, nhà nghiên cứu hạt nhân hay nhà báo trong tương lai – đôi khi có hành vi gian lận mà không cảm thấy có lỗi”.
Kiểm nghiệm thực tế cho thấy, gian lận và nói dối có thể hủy hoại danh tiếng, sự nghiệp và tương lai của bạn. Bạn có thể giãi bày mọi lý lẽ với các chuyên gia tư vấn mà bạn muốn, nhưng cuối cùng, mọi người vẫn có thể đặt nghi vấn rằng bạn có đáng để mọi người tin cậy hay không. Rõ ràng, sự cách biệt giữa đúng và sai rất mòng manh vì thế đừng tranh cãi về nó mà hãy tìm hiểu nó.
Điều quan trọng là mỗi người sống sao cho đúng với lương tâm, sao cho vẫn có thể ngẩng cao đầu nhìn mọi người.