Bức thơ thứ 23: Đến kỳ kinh nguyệt cơ thể có bị thiếu máu không?

Minh Anh thân yêu,

Hôm qua tan học về, con kể với mẹ, trong tiết thể dục, bạn Diệp bị choáng ngất phải đến bệnh viện kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy bạn ấy bị ”thiếu máu tuổi dậy thì”, cần được ”miễn học thể dục” học kỳ này. Mẹ biết vấn đề này khiên cho một người cực kỳ thích môn thể dục như con gái mẹ lo lắng bất an, vì vậy con mới hỏi mẹ ”thiếu máu tuổi dậy thì” có phải là bởi vì hàng tháng đều bị ra máu vào mỗi kỳ kinh hay không?

Trong thời gian 3 – 7 ngày có kinh, thông thường lượng máu bị thải ra ngoài khoảng 20 – 150 ml, lượng máu trung bình vào khoảng 50 ml, lượng máu kinh ra nhiều nhất là khoảng 12 – 24 giờ sau khi bắt đầu kỳ kinh, 24 – 36 tiếng sau đó là thời gian ra máu tương đối nhiều, hay nói cách khác, ngày thứ hai là ngày máu ra nhiều nhứt, các ngày sau lượng máu sẽ giảm dần.

Mặc dù chúng ta ọi là ”máu kinh” nhưng thực ra nó không hoàn toàn là máu. Trong thành phần của máu kinh có 50 – 80% (trung bình là 65%) là máu,chỉ là chất cặn bã còn sót lại sau khi máu cung cấp dưỡng chất cho cơ thể; phần còn lại là nội mạc tử cung bị bong ra. Đó là lý do vì sao máu kinh không hoàn toàn là máu đỏ tươi, lúc bắt đầu và khi gần kết thúc kỳ kinh, máu kinh thường có màu đen hoặc nâu đỏ, thỉnh thoảng còn kèm theo các cục máu màu sẫm, đây là hiện tượng hết sức bình thường. Trong khi đó, cơ thể người có khả năng tạo máu rất mạnh, có thể thông qua cơ chế tự điều tiết để bổ sung lượng máu đã mất. Do vậy, kinh nguyệt hàng tháng không gây ra hiện tượng thiếu máu.

Nhưng đối với các thiếu nữ trong độ tuổi dậy thì, một thời gian sau kỳ kinh đầu tiên, bởi vì việc bài tiết các hormone không ổn định gây ra chu kỳ kinh nguyệt không theo quy luật: có người bị ra máu liên tục hàng tháng liền, có người chu kỳ ngắn lại, thậm chí một tháng ”bị” từ 2 lần trở lên, lượng máu kinh cũng không ổn định … vì vậy các bạn nữ trong giai đoạn này có khả năng bị mắc bệnh ”thiếu máu tuổi dậy thì”. Mẹ nghĩ, bạn Diệp đang tơi vào tình trạng này.

Vậy thì thiếu màu là gì? Thiếu máu là thuật ngữ dùng để chỉ lượng hemoglobin trong máu thấp hơn mức trung bình, người bệnh thường có hiện tượng suy giảm hồng cầu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu máu, về lâm sàng, phổ biến nhất là hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt. Khi xuất hiện hiện tượng thiếu máu sẽ có các dấu hiệu: mặt xanh tái, mệt mỏi, rã rời, kém ăn, suy giảm khả năng chú ý, trí nhớ, sức đề kháng, …. Nếu bị thiếu máu trong thời gian dài còn có thể gây tổn hại đến sức khỏe.

Trong cuộc sống hàng ngày, người không hấp thu đầy đủ sắt trong các bữa ăn, đặc biệt các bạn nữ biếng ăn, kén ăn hoặc suy giảm chức năng dạ dày, suy giảm chức năng đường ruột, … gây ảnh hưởng đên khả năng hấp thu sắt và một số trường hợp bị ra máu quá nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt mà chúng ta vừa nói ở trên rất dễ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy, ngay từ nhỏ nên hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, ăn đúng giờ, không biếng ăn, kén ăn; ăn nhiều loại thức ăn có hàm lượng sắt cao như: thịt nạc, cá, thịt gia cầm, các loại đậu, vừng, … đồng thời tăng cường hấp thu các chất hỗ trợ hấp thu sắt như vitamin C, để có thể ngăn ngừa khả năng thiếu máu do thiếu sắt. Đối với các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì, nếu bị rối loạn kinh nguyệt trong một thời gian, chu kỳ kinh nguyệt ngắn và ra máu nhiều, lại có hiện tượng mặt tái xanh, chóng mặt, mệt mỏi, ăn uống kém, màu móng tay và màu mí mắt nhợt nhạt … thì nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra nhằm nhanh chóng phát hiện và điều trị, tránh để hiện tượng thiếu máu gây tổn hại đến sức khỏe.

Bây giờ chắc con đã hiểu vì sao bố mẹ luôn yêu cầu con không được biếng ăn, không kén ăn, càng không được hơi một chút là đòi ”giảm béo” rồi chứ? Sau này con cần tự giác hơn trong việc ăn uống nhé!

Mẹ.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!