Báo Phụ Nữ Tân Văn

Giới thiệu

(Hán Việt: 婦女新聞) là tờ báo phụ nữ tư nhân xuất bản tại Sài Gòn và có nhiều ảnh hưởng về văn hóa, xã hội ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ 20. Chủ trương của báo là đấu tranh cho nữ quyền, vận động mạnh mẽ cho việc học và viết chữ quốc ngữ, khuyến khích giới trẻ viết báo để rèn luyện văn quốc ngữ.

Phụ nữ tân văn được cho là tờ báo phụ nữ thứ hai xuất hiện tại Nam Kỳ (sau tờ Nữ Giới Chung, do Sương Nguyệt Anh chủ trương năm 1918).

Số đầu tiên xuất bản ngày 2 tháng 5 năm 1929. Người sáng lập báo là bà Nguyễn Đức Nhuận (nhũ danh Cao Thị Khanh), chủ nhiệm báo là ông Nguyễn Đức Nhuận. Chủ bút đầu tiên của báo là Đào Trinh Nhất.

Phụ nữ tân văn là tuần báo phát hành ngày thứ năm, khổ báo là 23,2 cm x29,9 cm, gồm có từ 26 tới 31 trang ruột (không kể trang bìa và các trang quảng cáo).

Báo đình bản vào ngày 21 tháng 4 năm 1935, ra được 273 số báo.


Ban biên tập

Báo Phụ nữ tân văn quy tụ được nhiều danh bút trên cả nước trong ban biên tập như: Đào Trinh Nhất, Phan Khôi, Trịnh Đình Thảo, Tản Đà, Nguyễn Tử Thực, Bùi Thế Mỹ, Cao Văn Chánh, Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình, Thiếu Sơn, Vân Đài, Nguyễn Thị Kiêm (tức Manh Manh nữ sĩ)… Tờ báo cũng được sự cộng tác của Sào Nam Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Trọng Kim, Diệp Văn Kỳ…

Trong đó, có Manh Manh nữ sĩ, tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, sinh năm 1914 tại Gò Công, được cho là nhà thơ nữ tiên phong phong trào Thơ mới và là linh hồn của tờ báo. Bà nguyên là giáo viên, am tường nghệ thuật và thường đi khắp nơi diễn thuyết về các đề tài phụ nữ và thơ mới, bà còn nổi tiếng với các phóng sự đề tài xã hội và các bài nghiên cứu.


Nội dung chính của báo Phụ Nữ Tân Văn

Tờ báo có rất nhiều nội dung rất thiết thực như:

– Tin thời sự

– Kiến thức về vệ sanh phụ nữ

– Kiến thức khoa học thường thức

– Nữ công gia chánh

– Vấn đề Nữ quyền

– Truyện dài nhiều kỳ

– Truyện vui cười

– Truyện nhi đồng

– Đố vui có thưởng

– Quảng cáo sản phẩm


Tuyển chọn các nội dung trên báo Phụ Nữ Tân Văn

error: Content is protected !!