Minh Anh thân mến,
Mẹ đã nhận được câu ỏi thắc mắc của bạn Thanh rồi, hãy thay mẹ gửi lời hỏi thăm đến bạn ấy, sau đó nói cho Thanh lời mẹ giải đáp về thắc mắc của bạn ấy nhé.
Câu hỏi đầu tiên là tại sao khi ‘bị’ lại bị đau đầu?
Có một số bạn gái trước hoặc trong khi ‘nguyệt san’ thường bị đau đầu. Theo các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, khi mức estrogen trong máu giảm đến một mức độ nhất định sẽ gây ra hiện tượng đau đầu, mà mức estrogen trong máu các bạn nữ trong thời gian hành kinh thường thấp hơn bình thường, vì vậy sẽ xuất hiện hiện tượng đau đầu ở mức độ khác nhau, đồng thời còn khiến con càng thêm nhạy cảm với cơn đau. Mặt khác, chứng đau đầu trong thời gian hành kinh lại có liên quan đến sự khác biệt cá thể: cơ thể suy nhược, ngủ nghỉ không đầy đủ … Ngoài nguyên nhân có liên quan đến các vấn đề sinh lý trong thời gian hành kinh, các bạn gái trong tuổi dậy thì bị đau đầu khi ‘đến tháng’ phần nhiều là do các yếu tố về tâm lý, tức đang ở trong giai đoạn tính cách cưa ổn định, tinh thần bị kích thích bởi các yếu tố xấu, áp lực tâm lý, căng thẳng hoặc mệt mỏi.
Hơn 60% các bạn nữ bị đau đầu trước và trong thời gian hành kinh. Để xoa dịu hiện tượng đau đầu này, việc các con cần làm cũng giống như xoa dịu các cảm giác trong thời gian hành kinh, cần có sự an ủi và ám thị về mặt tâm lý, tạo ra tâm trạng vui vẻ, loại bỏ cảm giác sợ hãi, đồng thời đảm bảo ngủ nghỉ đầy đủ trong thời gian hành kinh. Nếu như không thể tự xoa dịu hiện tượng này, thậm chí còn bị ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống, có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau thích hợp.
Một câu hỏi khác: Tại sao khi có kinh lại bị chảy máu mũi?
Quả thực, có một số ít các bạn nữ gặp tình trạng chảy máu mũi trong thời gian hành kinh. Y học gọi hiện tượng này là ‘chảy máu mũi mang tính chu kỳ’, Đông y gọi là ‘đảo kinh’. Hiện tượng này thực tế không phải là máu kinh chảy ra đằng mũi, mà là bởi vì niêm mạc khoang mũi của một số bạn nữ khá nhạy cảm với hormone estrogen mà buồng trứng tiết ra, đến thời gian hành kinh, niêm mạc mũi cũng dày lên, phù nề, xung huyết, rạn nứt gây chảy máu như nội mạc tử cung. Nếu như lượng máu chảy ra không nhiều, thỉnh thoảng mới xuất hiện thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, khi kỳ kinh nguyệt qua đi, hiện tượng này sẽ chấm dứt. Nhưng nếu hiện tượng này thường xuyên tái diễn hoặc chảy máu mũi rất nhiều, nên đi khám và chữa bệnh kịp thời.
Chúng ta đã lần lượt nói đến rất nhiều các vấn đề và dấu hiệu khó chịu trước và sau khi hành kinh, những biểu hiện này có sự khác nhau ở từng người. Trên cùng một người nhưng các dấu hiệu, phản ứng cơ thể mỗi tháng cũng có sự khác biệt, chịu sự ảnh hưởng từ các nhân tố như tình trạng sức khỏe, trạng thái tinh thần, thói quen sống và chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, giữ ấm cơ thể. Vì vậy, các con vừa cần nắm được kiến thức bảo vệ sức khỏe trong thời kỳ kinh nguyệt, vừa cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân, điều chỉnh tâm trạng, chế độ nghỉ ngơi, ăn uống để xoa dịu những kho chịu trong thời gian hành kinh.
Ha ha, chúng ta đã nói đủ nhiều về ‘mấy ngày đó’ của con gái, đây coi như là một lời phát biểu mang tính tổng kết nhé!
Mẹ.