Benjamin Disraeli, một trong những Thủ tướng vĩ đại của nước Anh, đã đạt được vị trí cấp cao này nhờ sức mạnh to lớn của ý chí – một ý chí tuyệt vời được chỉ đường nhờ những mục tiêu rõ ràng mà ông tự đề ra cho mình. Benjamin khởi nghiệp từ một nhà văn, nhưng ông không mấy thành công trong nghề viết lách. Ông cho xuất bản hàng chục cuốn sách nhưng chẳng cuốn nào thực sự gây ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Thất bại ngay từ nghề nhà văn, ông xem đó như một thử thách để nỗ lực hơn nữa trong những lĩnh vực khác. Ông bắt đầu tham gai vào trường chính trị với mơ ước trở thành Thủ tướng của Vương quốc Anh hùng mạnh.
Năm 1837, ông trở thành đại biểu Quốc hội vùng Maidstone, nhưng bài phát biểu đầu tiên của ông trước Quốc hội bị nhiều người đánh giá là một thất bại nặng nề. Một lần nữa, ông lại xem đó chỉ là một trong những thử thách để tiếp tục phấn đấu tốt hơn sau. Với ý chí quyết tâm không chịu bỏ cuộc, ông đã trở thành người đứng đầu Hạ viện Anh vào năm 1858 và sau đó trở thành Thủ tướng.
Tuy nhiên, tại đây, ông đã gặp phải ép gay gắt từ phe đối lập khiến ông buộc phải từ chức ngay khi vẫn đang còn nhiệm kỳ. Nhưng cũng như những lần trước, ông không hề khuất phục trước thất bại mà trái lại còn tiếp tục vận động để được tái đắc cử chức vụ Thủ tướng lần thứ hai Nỗ. Sau khi trúng cử, ông trở thành người gây dựng nên một Anh quốc vững mạnh và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo kinh nghiệm của ông, khi sự việc trở nên ngày càng tồi tệ, sức mạnh ý chí chính là công cụ duy nhất giúp ông phát huy tối đa khả năng của mình. Chính nhờ nó mà ông đã có thể tự mình vượt qua được tình trạng nguy cấp và đưa ông quay trở lại quỹ đạo tiến tới thành công. Tổng kết về những thành công mà mình đã đạt được chỉ trong vòng một câu ngắn gọn, ông nói: “Bí quyết để thành công chính là kiên trì với mục tiêu của mình”.
Đa số mọi người trong chúng ta thường dễ dàng bỏ cuộc ngay khi sự việc tở nên khó khăn, trong khi chỉ cần thêm một bước hành động nữa thôi là ta đã có thể giành được thắng lợi. Một nguyên tắc bất biến giúp ta có thể kiểm soát được nỗi buồn và sự thất vọng chính là chuyển hóa nỗi buồn đó thành một kế hoạch hành động rõ ràng, cụ thể. Đây là nguyên tắc có một không hai.
Bạn cần biết cách kiểm soát và đưa vào khuôn khổ kỷ luật tự giác những thói quen tư duy của mình. Chúng đều là những tình huống trong cuộc sống mà bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát. Quyền kiểm soát này sẽ gắn liền với trách nhiệm của bạn bởi vì đó chính là đặc quyền duy nhất, hơn bất cứ đặc quyền nào khác, có tính quyết định đối với vị trí mà bạn sẽ nắm giữ sau này trong cuộc sống. Nếu bạn coi thường đặc quyền này, bạn sẽ lâm vào hoàn cảnh khó khăn trước mọi tình huống gặp phải trong cuộc sống.
Nếu bạn để thói quen tư duy của mình ra lệnh, chúng sẽ đưa bạn đến bất kỳ mục tiêu mong muốn nào chỉ trong tầm tay. Ngược lại, nếu để cho những tình huống ngoài tầm kiểm soát hình thành nên trong bạn những thói quen tư duy mới, những thói quen này sẽ nhanh chóng đẩy bạn đến bờ vực của sự thất bại.
Hãy khơi dậy trong bạn ngọn lửa của ý chí và tự mình kiểm soát toàn bộ cuộc đời. Lý trí mà bạn có được chính là một công cụ hữu hiệu nhất giúp bạn thực hiện những mơ ước. Không ai có thể thâm nhập hay chi phối lý trí đó nếu bạn không dễ dãi chấp nhận. Hãy khai thác triệt để sức mạnh của ý chí để phục vụ cho nhu cầu của bạn.
Sự tự do về thể xác và tinh thần, sự độc lập và ổn định về tài chính chính là những kết quả của óc sáng tạo được thể hiện thông qua tinh thần kỷ luật tự giác. Nhờ đó bạn mới có thể đảm bảo thực hiện được mơ ước của mình. Hãy nhớ rằng, vị trí và công việc hiện tại của bạn đang chịu ảnh hưởng từ lối tư duy của bạn!
“Bí mật của thành công nằm ở sự kiên trì theo đuổi mục đích”.
“The secret of success is constncy of purpose.” – Benjamin Disraelli