Theo soạn giả Tô Thiên Kiều, người soạn giả ngày trước được khán giả ví như những “thầy tuồng” sân khấu, người quyết định sự thành bại của một vở diễn chỉ sau đạo diễn.
Các soạn giả tài hoa viết kịch bản bằng cảm xúc chân thật, không chạy theo sự hào nhoáng của tiền tài, danh vọng nhưng họ lại thiếu người nối nghiệp. Ngoài ra, trường lớp đào tạo chuyên ngành biên kịch thời xưa khan hiếm, soạn giả viết dựa vào năng khiếu, tư duy là chính.
Để cho ra đời một tác phẩm cải lương, soạn giả Hoa Phượng phải tốn nhiều “chất xám”, ở cách biệt trong phòng và viết miệt mài xuyên đêm. Đối với người soạn giả, viết là công đoạn cuối cùng bởi họ phải suy nghĩ nhiều ngày để sắp xếp, triển khai đường dây câu chuyện trong đầu. Do đặc thù của công việc nên phần đông, soạn giả cải lương thường là nam giới.