Nicolas Poussin (1594-1665) là một trong những họa sĩ người Pháp vĩ đại nhất thế kỷ 17 và là người sáng lập ra trường phái hội họa cổ điển Pháp. Ông chịu nhiều ảnh hưởng của trường phái hội họa cổ điển Italy và giành phần lớn thời gian sống ở Rome. Degas khen ngợi tranh của ông là trong sáng về nét vẽ, khoáng đạt về không gian và hoành tráng về cấu trúc.
Với Poussin, các bức họa Pháp đã rủ bỏ được tính tỉnh lẻ và trở thành thời thượng của châu Âu, là tấm gương về sự hoành tráng, thời đại của vua Louis XIV. Sau Poussin, Rome không còn gây ảnh hưởng tơi Paris, nhưng không có Rome thì cũng không có Poussin. Rome đã thay đổi và đào tạo Poussin, giúp ông trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp, thay đổi ý tưởng và cả hình tượng trong tranh của ông.
Poussin tới Rome năm 1624 và ở lại Rome 16 năm. Trong thời gian đó, ông làm gì và nhìn thấy gì? Không có bảo tàng nào có thể chỉ rõ ra những gì ông đã làm đã nhìn thấy và tất cả vẫn còn trong tranh luận giữa các nhà hội họa học và nghiên cứu về hội họa về Poussin, về độ lạnh, sự chính xác và các giả thuyết về cấu trúc và không gian trong tranh của ông.
Giữa thế kỷ 17, hình tượng trung tâm của trường phái hội họa cổ điển vẫn là vẻ đẹp lý tưởng (Ideal Beuty). Trong thời gian đầu ở Rome, Poussin đã dành nhiều thời gia để vẽ lại các bức tượng cổ cho Cassiano del Pozzo và chính thời gian này đã tạo nên dấu ấn cho các hình tượng trong các bức họa sau này. Rome, không chỉ là thành phố cổ của các bức tượng cổ xưa mà còn là thành phố của nghệ thuật với Caravaggio, Pietro da Conrtona, the Carracci. Nhưng chính các bức họa vẽ lại cho del Pozzo đã tạo ra nền tảng cho Poussin trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp của thời đại ông.
“Anh chàng trẻ tuổi có lửa của quỷ” (This young man has the inner fire of a devil) – viết bởi một người bạn của Poussin ở Rome. Và thực sự, khả năng của Poussin trong việc nhận biết các bức tượng cổ đại là một phần của nghệ thuật hội họa của ông. Ông đã đưa ội họa quay lại với ngọn nguồn của cuộc sống. Các nữ thần và các vị thần đều từ trái đất, họ không xuống từ đỉnh Olympus. Họ có hồn, có cuộc sống, có tình người.