Bài viết trích trong sách ”50 năm Cải lương” của Vương Hồng Sển.
Có thể nói đây là hai đêm hát đặc sắc và quan trọng nhứt, vì phần tỏ chức, có ông Cao Quỳnh Cư trông nom về dàn đờn, và ông Cao Hoài Sang trông nom về tuồng viết, đưa Lục Van Tiên lên sân khấu nhà Hát Tây đường Catinat cũ, dưới danh hiệu “đêm da5 hội long trọng” (soir e de gala), lấy vé tiền đến năm đồng (5$) một chỗ ngồi hàng giữa (gauteuil d”orchestre) giúp các hội: Khuyến học Nam kỳ, hội Patronage laique cochinchinois, hội túc cầu ”Ngôi Sao” Gia Định. Theo chương trình tôi còn cất giữ (chép qua phần phục lục, Hồi ký II số 207) thì các diễn viên nay tôi xin phép chép y lại để kiểm điểm người còn kẻ mất:
Sở Vương ……. Lê Quang Lời
Thái sư ………… Nguyễn Văn Chà
Thương thơ ….. Nguyễn Thái Sang
Lục Ông ……….. Nguyễn Văn Thủ
Kiều Ông ………. Võ Bửu Nguyên
Vân Tiên ……….. Phạm Trung Ngọ
Tử Trực ………… Nguyễn Đạt Khanh
Hớn Minh ………. Nguyễn Tấn Phát
Bùi Kiệm ……….. Dương Văn Long
Tiểu đồng ………. Dương Văn Long
Trịnh Hâm ……… Nguyễn Văn Toại
Ngự lâm quân … Nguyễn Văn Lợi
Lão bà …………… Cô Bảy Huê
Nguyệt Nga ……. Cô Sáu Tô Ngọc Diêu
Huỳnh Trang …… Cô Tư Quyền
Phi Loan …………. Cô Hai Ngọc
Dàn đờn: quí ông Hậu, Lăng, Thành, Phú.
Trên tờ chương trình tôi giữ kỹ, nay tôi cón thấy thủ bút của tôi 45 năm về trước, nhơn thich thú nghe hát trên sân khấu, tôi nguệch ngoạc bằng viết máy chép được bài thơ như sau, không dám chắc đúng cả nguyên văn, cũng kh6ong đủ tài cân xét niêm luật, duy giữ lại làm kỷ niệm những nét lãng mạn buổi thiếu thời:
Kép ngâm bốn câu đầu:
Thương nhau rồi biết gặp nhau không?
Tưởng buổi chia phui lụy nhỏ ròng.
Vàng đá mảng khên dày gió bụi,
Sắt cầm bao thuở hẹn non sông.
Đào tiếp bốn câu sau:
(?) (?) khó nhắn vừng trăng bạc, (sót 2 chữ đầu)
Đằng các riêng đau phận má hồng.
Vò võ một phương trời vắng bặt,
Nợ tình nào hết lúc trông mong!
(Nay đọc lại, thấy thiệt là không có gì tôi chịu bỏ sót! Và cái nghiệp nhà sưu tập gàn có khác các bạn tân tiến là vậy!) Cô Sáu Tô Ngọc Diêu (tên đẹp quá) nhờ đóng vai Nguyệt Nga tình tứ mà sau đó có chồng danh giá và cùng nhau nối tóc mãn đời.
Như đã nói nơi đoạn trước, tôi xuýt bỏ trường để đi kiếm tam hồn thất phách của tôi, vì khi xem hát thầy Thận nơi rạp Modern, tôi bị Cô Hai Mão hốt ho62n trong bộ đồ thun màu hường bó sát da. Buổi trưa ở phòng trọ nơi Lục tỉnh khách lầu, cô làm trò đi bắt chồn chạy qua phòng tên thơ sanh, báo hại tôi mơ màng suốt tháng. Đây là người đàn bà con gái tôi thấy lần thứ nhứt khác với những người từng thấy qua, qua lớp áo dài lễ giáo hay quần lãnh đen rộng huỵch. Con mắt tôi ngày nay lé mãi cũng vì. Trong gánh thầy Thận còn vài cô đào hoa khôi nữa là cô Joséphine, nay còn mạnh giỏi ở tại Vĩnh Long và cô Marguerite Tấn, kể về thinh danh tài săc, có lẽ còn trội hơn cô hai mão nữa, vì tôi nhớ trong rạp thầy Thận vẫn treo vải căng của các khách yêu hoa ngợi khen ngợp mắt.