Bà Triệu – Triệu Thị Trinh

Vị nữ anh hùng dân tộc của chúng ta được gọi nhiều tên:

– Triệu Thị Trinh:

– Triệu Trinh Vương;

– Triệu Trinh;

– Triệu Ẩu;

Triệu Ẩu là tên bọn Tàu gọi bà. Vì “Ẩu” chữ Hán nghĩa là mụ, chữ dùng để chỉ một người đàn bà vô loại nhứt. Tại sao bọn sử gia Tàu lại gọi bà Triệu bằng chữ đó? Hỏi tức là trả lời.

Năm Mậu Thìn (248 SCN) tức là năm thứ II Đông Ngô. Lục Dân sang làm Thứ sử Giao Châu. Nong sông lại nước ta lại xuất hiện thêm một vị nữ kiệt. Một lần nữa ngọn cờ Nương Tử được phất lên tại huyện Cửu Chân, theo gương Hai Bà Trưng – trước đó 2 thế kỷ, lần này người khởi cuộc cách mạng năm Mậu Thìn là một thiếu nữ sinh trưởng ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, đó là bà Triệu mới trên 20 tuổi đời, cũng thuộc giống quý tộc.

Căm thù với quân giặc cướp nước dày xéo lên quê hương tổ quốc. Mặc dù là gái nhưng sẵn chí khí anh hùng, bà không sao chịu nổi. Đó là động cơ của cuộc cách mạng Mậu Thìn.

Bà mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, ở với người anh là Triệu Quốc Đạt, gặp người chị dâu cay nghiệt. Sự cay nghiệt khó khăn đó, chính vì bà Triệu đã có những thái độ phi thường, mà chế độ đương thời đối với người đàn bà có thể cho là quái gở. Đã vậy thì những người đàn bà tầm thường, kể cả vợ Triệu Quốc Đạt không sao chịu đựng được. Ở cô gái thơ ấy có cả một sự cương cường, một tinh thần bất khuất mà đáng lẽ phải xuất phát ở tâm hồn một đấng nam nhi khí khái. Có lẽ vì các dị- tính đó mà bà Triệu đã giết chị dâu để khỏi có sự cản trở trên con đường tranh đấu cho dân cho nước của mình. Không những bà có chí anh hùng, bà lại có sức mạnh, có mưu lược nên hàng ngàn tráng sĩ xin theo dưới cờ và cũng vào rừng núi để thao luyện quân mã, mưu cuộc khởi nghĩa.

Buổi đầu, ông Triệu Quốc Đạt không tán thành công cuộc của Bà và lấy những lời lẽ thông thường để khuyên can, nhưng sau ông chịu theo ý kiến của em, xét cuộc tranh đấu thành hay bại vẫn là điều hữu ích. Bà Triệu, trong cuộc biện luận với anh đã để lại sau này trong lịch sử một lời hiên ngang ngàn thu bất hủ: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể Đông, quét bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng làm tì thiếp cho người ta …”

Ông Triệu Quốc Đạt cùng bà khởi binh đánh vào quận Cửu Chân. Trong chiến trận, bà tỏ ra can đảm phi thường nên được tôn làm chủ tướng. Bà mặc áo giáp vàng, cưỡi voi xông ra trước quân địch như đi vào chỗ không người. Tiếng “Nhụy Kiều tướng quân” một thời vang lừng cỏi Giao Châu và từng làm khiếp đảm quân Ngô, vì vậy quân thù phải tôn bà là “Lệ Hải Bà Vương”.

Thứ sử Giao Châu là Lục Dân phải tự cầm binh đối địch với bà trong nửa năm ròng mà vẫn không thắng nổi. Về sau lực lượng quân Ngô mỗi ngày một mạnh, thêm nữa Triệu Quốc Đạt lại bị đầu độc chết nên bà bị cô thế và thua sút trước lực lượng của giặc. Bà lùi quân về xã Đồ Diễn (nay là Phủ D)iền, huyện Mỹ Hòa, tỉnh Thanh Hóa) và tuẫn tiết tại đó.

Để kỳ công người nữ chiến sĩ đã hy sinh cho nền tự do độc lập của dân tộc, Vua Nam Đế nhà Tiền Lý sau này đã cho dựng miếu thờ và phong cho Bà tước hiệu “Bật chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân”.

Công nghiệp của bà tuy không thâu được kết quả mỹ mãn nhưng gương anh dũng còn chói mãi trong lịch sử vàng son của dân tộc.

Một thi sĩ khuyết danh đã có bài thơ vịnh bà như sau:

Tướng lạ tài cao gái khác thường,

Sau Hai Trưng nữa có Bà Vương.

Cửu Châu trăm trận an hơn sắt,

Lục dậu mười phen mắt đã vàng.

Toan lấy yếm khăn đùm vũ trụ,

Quản gì son phấn nhuốm tang thương.

Kìa gương nhi nữ anh hùng đấy,

Miễu vũ ngàn thu ngút khói hương.

error: Content is protected !!