Không có gì tồi tệ hơn khi gặp phải thói quen trì hoãn mọi việc – việc hôm nay luôn trì hoãn đến ngày mai. Tính chủ động là liều thuốc duy nhất có thể chữa trị thói quen trì hoãn này. Người thành đạt là người suy nghĩ và hành động theo lựa chọn của mình và hai là chần chừ cho đến khi bị buộc phải làm điều đó.
Mỹ là một đất nước dành rất nhiều đặc quyề, đặc lợi và sự dân chủ, bình đẳng cho cả người giàu lẫn người nghèo. Đó có lẽ là nhân tố quan trọng nhất trong cơ chế kinh tế mở của họ.
Quyền chủ động cá nhân được xem là tối quan trọng. Tối quan trọng đến mức nó được bảo vệ đặc biệt bởi Hiến pháp Hoa Kỳ, rằng mọi công dân đều có quyền này. Đồng thời, quyền chủ động còn có giá trị to lớn tới mức tất cả các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả đều công nhận và cho phép tất cả cá nhân trong tổ chức được hường để giúp công ty hoạt động tốt hơn.
Khi nhà tư bản công nghiệp Andrew Carnegie còn là một nhân viên trẻ tuổi thuộc Văn phòng Giám sát của Công ty Đường Sắt Pennsylvania ở Pittsburgh phía Tây Nam bang Pennsylvania, một buổi sáng ông tới văn phòng và phát hiện ra rằng đã có một sự cố hỏng tàu nghiêm trọng diễn ra ngay ngoại ô thành phố Pittsburgh. Ông đã cố gắng liên lạc với Giám sát viên qua điện thoại nhưng mọi nỗ lực đều vô ích.
Cuối cùng thì với bản tính liều lĩnh của mình, Carnegie đã quyết tâm làm một việc mà ông hiểu là có thể sẽ khiến ông bị sa thải vì luật lệ của công ty rất nghiêm ngặt. Hiểu rằng mỗi phút chậm trễ đều khiến đoàn tàu thiệt hại nhiều hơn, ông liền đánh một bức điện chỉ dẫn gửi cho người điều khiển tàu và giả chữ ký ông củ của mình bên dưới.
Chỉ vài tiếng đồng hồ sau đó, vị Giám sát viên ngồi vào bản làm việc của mình và nhìn thấy đơn xin từ chức của Carnegie với lời giải thích về những gì mà ông đã làm. Một ngày trôi qua và chẳng có điều gì xảy ra cả.
Ngày hôm sau, lá đơn xin từ chức của Carnegie được gửi trả lại cho ông cùng với những dòng chữ viết bằng mực đỏ trên mặt lá thư: ”ĐƠN TỪ CHỨC KHÔNG ĐƯỢC CHẤP THUẬN.
Vài ngày sau đó, cấp trên cho gọi Carnegie vào phòng mình và nói: ”Này anh bạn trẻ, có hai kiểu người không bao giờ tiến lên phía trước hoặc không dám làm bất cứ việc gì. Một là kiểu người sẽ không làm theo những gì anh ta được căn dặn và một là kiểu người sẽ không làm thêm bất cứ điều gì khác ngoài việc người khác dặn anh ta làm”. Trong trường hợp này, vị cấp trên thấy được rằng quyết định của Carnegie còn đáng giá hơn nhiều so với những quy định đề ra của Công ty Đường Sắt.
Vài năm trước đây, một người tên là George Stefek ở Chicago vừa mới hồi phục tại một bệnh viện dành cho cựu chiến binh. Khi nằm điều trị ở bệnh viện đó, anh đã nảy ra một ý tưởng, một ý tưởng hết sức đơn giản mà ai cũng đã biết. Nhưng điều quan trọng là Stefek đã thực hiện ý tưởng đó ngay khi ra viện. Và nhờ thế, anh đã có được phần thưởng xứng đáng.
Việc Stefek đã làm là tìm ra cách tận dụng khoảng trống trên mảnh bìa đánh dấu những chiếc áo mà người ta thường dùng để làm cứng áo sơ mi sau khi giặt ủi. Stefek đã rao bán quảng cáo trên những tấm bìa đó. Và kết quả là anh có thể bán những mảnh bìa cho các cửa hàng giặt ủi với mức giá thấp hơn 30% và đem lại cho các công ty quảng cáo một phương thức quảng bá mới. George Stefek thành lập Công ty Quảng cáo Shirtboard và đưa công ty này trở thành một đơn vị kinh doanh phát đạt.
Người đầu tiên áp dụng mô hình bán hàng tự phục vụ là Clarence Saunders, một người dân thành phố Memphis – Tây Nam bang Tennessee. Vì thường chứng kiến một hàng dài những người đứng xếp hàng để được phục vụ theo kiểu mà sau này được coi là kiểu nhà hàng – quán ăn tự phục vụ, anh nảy ra một ý tưởng và đi tới một kế hoạch áp dụng ý tưởng dịch vụ phục vụ cho ngành kinh doanh hàng tạp phẩm.
Khi trình bày ý tưởng này với ông chủ của mình, đồng thời là chủ cửa hàng tạp phẩm ở Memphis, anh được trả lời rằng anh được trả tiền chỉ để làm công việc đóng gió và giao hàng tạp phẩm và không nên phí thời gian vào những ý tưởng ngu ngốc, phi thực tế. Saunders bỏ việc và tiến hành kế hoạch của mình với Cửa hàng Piggly Wiggly. Anh đã kiếm hàng triệu đô la từ ý tưởng này và trở thành người xây dựng mô hình kinh doanh của các siêu thị hiện đại ngày nay.
Với việc ban cho con người sự kiểm soát hoàn toàn trí lực, không còn nghi ngờ gì nữa. Đấng Sáng Tạo muốn chúng ta sẽ sử dụng đặc quyền này cùng với thế chủ động của riêng mình.
Lời biện minh của thói hay trì hoãn – ”Tôi chưa có thời gian” – có lẽ gây nên sự thất bại nhiều hơn tất cả những lời biện minh khác gộp lại. Những ai luôn hướng lên phía trước luôn dành được thời gian để hưởng thế chủ động của họ theo bất cứ phương hướng nào cần thiết, nhằm đạt được sự tiến bộ hoặc lợi ích lâu dài trong tương lai.
”Đừng bao giờ để lại ngày mai những gì bạn vó thể làm ngay hôm nay.”
”Never put off until tomorrow what you can do today”. – Ngạn ngữ.