Lạc quan có thể được xem như một thói quen tốt về mặt tinh thần. Bạn có thể rèn luyện cho mình một cách nhìn lạc quan trước cuộc sống và từ đó bạn nâng cao khả năng đạt được thành công. Ngược lại, bạ sẽ sa vào hố sâu của bi quan và thất bại.
Tinh thần lạc quan là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của một con người có nhân cách hài hòa đáng yêu. Nó là kết quả của hàng loạt nhân tố như: óc hài hước, niềm hy vọng, khả năng vượt qua nỗi sợ hãi, sự thỏa mãn trước cuộc sống, một tinh thần tích cực, tính năng động, lòng nhiệt huyết, sự trung thành và tính quyết đoán.
Thay vì phải lo lắng quá nhiều về những điều tồi tệ chẳng may xảy ra với bạn, hãy dành ra vài phút mỗi ngày để nghĩ đến hàng loạt những điều thú vị sẽ đến với bạn vào ngày mai, tuần sau, tháng sau hoặc năm sau. Khi nghĩ về những điều tốt đẹp đó, bạn sẽ hận ra rằng mình đang soạn thảo kế hoạch thực hiện những điều đó lúc nào không hay biết. Và từ đó, bạn tập cho mình thói quen luôn luôn lạc quan trước cuộc sống.
Thực tế là chưa có bất kỳ một nhà lãnh đạo tài ba lỗi lạc hay một cá nhân thành đạt nào là một con người bi quan cả.
Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã truyền hơi thở của niềm tin và hy vọng cho một quốc gia đang bị lún sâu vào cơn Đại khủng hoảng kinh tế.
Chúng ta đang sống trong một thể chế kinh tế, xã hội và chính trị tốt đẹp nhất của lịch sử nhân loại, lẽ nào chúng ta lại thiếu tinh thần lạc quan hơn cha anh chúng ta?
Hãy nhớ rằng, trong mối quan hệ giữa con người với con người thì quy luật sau đây sẽ đóng vai trò chi phối: người lạc quan thường xu hướng kết bạn với những người lạc quan khác, tương tự thành công này nối tiếp thành công khác. Người bi quan thường làm lây lan những nỗi lo lắng và rắc rối của họ, cho dù họ không nói bất kỳ một lời nào, hay diễn đạt bất kỳ một hành động nào, bởi vì chính thái độ tiêu cực của họ cũng đã là một thanh nam châm có một đầu ”âm” đủ mạnh rồi.
Tinh thần lạc quan tự nó đã là một dạng thành công bởi vì nó chứng tỏ bạn đang có một tâm hồn lành mạnh, thanh thản và thoải mái. Một người quá giàu có cũng có thể là một người thất bại nếu anh ta luôn bị ám ảnh bởi những ưu phiền, luôn lo lắng về sức khỏe của mình.
Tuy vậy, lạc quan không có nghĩa là bạn cứ phó mặc bất kỳ khả năng nào của mình cho nước cuốn mây trôi với một niềm tin hão huyền rằng tương lai thế nào cũng sẽ giúp bạn hoàn thiện khả năng đó. Những hy vọng viễn vông như thế chỉ có ở những anh chàng ngốc mà thôi. Tinh thần lạc quan bất nguồn từ một niềm tin kiên định rằng bạn có thể vạch ra hướng giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, bằng cách động não và đề ra phương hướng hành động dựa vào một khả năng suy xét chắc chắn.
Khi cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 lên đến đỉnh điểm, cũng có nhiều người ”lạc quan” khi họ không tin rằng nền kinh tế ”bong bóng” sẽ nổ tung vì quá nóng. Họ cho rằng những người dự đoán nước Mỹ sẽ trải qua một cuộc lạm phát và đầu cơ vô cùng nguy hiểm là ”những kẻ bi quan”. Cho đến khi sự việc xảy ra đúng như dự đoán, những con người ”lạc quan” kia chỉ còn biết tẽn tò. Nhiều người trong số họ thiếu mất một sức mạnh tinh thần đủ để tìm kiếm vinh quang trong thất bại và bộc lộ rõ ràng họ chỉ là những người bi quan thực sự.
Bạn cũng có thể trở thành một con người lạc quan. Hãy học cách đối mặt với tương lai. Hãy phân tích mọi sự kiện sẽ xảy ra với bạn. Đánh giá các nhân tố bằng một óc suy xét sáng suốt và minh mẫn. Sau đó quyết định phương hướng hành động của mình để đưa sự vật về đúng quỹ đạo mà bạn mong muốn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng tương lai không hề chứa đựng điều gì khiến bạn phải lo lắng cả.
”Trong cái giá buốt tận cùng của mùa đông, tôi nhận ra mùa hè rực rỡ.”
”In the depths of winter, I finally learned there was in me an invincible summer.” – Albert Camus