”Chân dung là một trong những hình thức nghệ thuật gây tò mò nhất. Nó đòi hỏi những tài năng đặc biệt ở người nghệ sĩ và một sự đồng cảm hầu như hoàn toàn với người mẫu”. Henri Matisse.
Trong hồi ký của mình, Henri Matisse có kể lại rằng, trong khi chờ Sergei Schukin, vốn được cho là ”kẻ đãi vàng” vì sự tinh tường của ông trong nghệ thuật, nhiều họa sĩ đã giấu đi những bức tranh đẹp nhất của họ. Còn Henri Matisse vì không muốn chia tay với tác phẩm ưng ý của mình, nên đã cố thuyết phục nhà chơi tranh rằng bức này chẳng ra gì, là hỏng bét. Song, Schukin, sau một hồi lưỡng lự, vẫn quyết định lấy cái đồ ”hỏng bét” ấy về. Nhờ vậy, nước Nga bây giờ có được bộ sưu tập giá trị nhất của hội họa Pháp. Điều đó nói lên óc thẩm mỹ cực kỳ tinh tế của nhà sưu tầm người Nga này. Và điều đó cũng cho thấy tài năng xuất chúng của danh họa người Pháp – Henri Matisse.
Luôn có mặt ở những vị trí đầu bảng trong danh sách những danh họa nổi tiếng thế giới, những nhân vật có tầm ảnh hưởng đến nền hội họa thế giới, Henri Matisse là một họa sĩ, nhà đồ họa kiêm điêu khắc tài ba của nhân loại. Từng một thời được đem ra so sánh với đại danh họa Pablo Picasso, Henri Matisse nổi tiếng với khả năng sử dụng màu sắc và chất lỏng cũng như khả năng hội họa tuyệt vời và nguyên sở. Ông là nhân vật tiên phong của trường phái Dã thú (Fauism). Thập niên 1920, ông được xem là một trong những người nâng tầm truyền thống cổ điển trong hội họa Pháp. Tài ăng của ông thế hiện trong việc sử dụng ngôn ngữ màu sắc biểu cảm và khả năng hội họa đặc trưng.
Henri Matisse được tôn vinh là một trong những nhân vật đi đầu trong nghệ thuật hiện đại.
Những năm tháng không hội họa
Henri Matisse sinh ngày 31/12/1869 tại tiểu trấn Le Cateau, miền Bắc nước Pháp. Thời thơ ấu, Matisse không hề bộc lộ cút tài năng gì về hội họa. Ngay cả khi đã là sinh viên trường luật ở Paris, những lần tham quan bảo tàng Louvre, đứng trước những kiệt tác như Mona Lisa, Thần Vệ Nữ, … Matisse vẫn không chút hứng thú.
”Sự cố” đã đưa Matisse đến với hội họa xảy ra năm 1890. Khi đó Matisse đang là nhân viên của một công ty luật, chẳng may bị bệnh. Trong thời gian chữa bịnh, Matisse đã gặp một người chuyên sao chép tranh. Thấy công việc của người này cũng hay hay, Matisse bèn mua màu, cọ, toan và tất cả những dụng cụ liên quan đến hội họa để sao chép tranh, với chủ ý giết thời gian nhàn rỗi. Nào ngờ, công việc có vẻ như nhàm chán đó đã có ma lực và hút hồn người thanh niên tưởng chừng như không có duyên với nghệ thuật này. Từ đó, Matisse đã cố thuyết phục cha mẹ cho phép ông từ bỏ ngành luật và bắt đầu lại cuộc đời.
Chính ”sự cố” này đã đưa Matisse đến với hội họa, rồi đưa ông trở thành một trong những người khởi xướng nên một trường phái hội họa mới: truo72g phái Dã thú. Tuy chỉ tồn tại trong một khoảng thời gia ngắn ngủi, song trường phái Dã thú đã thực sự làm nên một cuộc cách mạng trong hội họa và đưa tên tuổi Matisse vào hàng ngũ những danh họa thế giới. Trong khoảng 60 năm cầm cọ vẽ, Matisse đã tặng cho thế giới những cảnh tượng xinh đẹp và tươi sáng, ánh nắng, hoa tươi, phụ nữ, những trang sức xinh đẹp, … Giống như Mozart, không bao giờ Matisse để cho bóng tối che khuất sự thuần khiết trong nghệ thuật, …
Người ta đánh giá ông là thủ lĩnh của trường phái Dã thú. Trong tranh, Matisse không dùng hiệu quả ánh sáng và vờn khói, ông gạt bỏ cả phối cảnh đường nét và phối cảnh không gian. Matisse sử dụng tài tình những mảng màu bẹt nguyên chất kết hợp một cách khéo léo với những đường nét tĩnh lược trên mặt tranh, tất cả gợi cho tranh của Matisse những bản hòa tấu độc đáo bằng sắc màu rực rỡ.