Trống đồng Ngọc Lũ là một trong những trống đồng Đông Sơn tiêu biểu nhất, đẹp nhất, có kích thước lớn, hình dáng chuẩn mực, có hoa văn, họa tiết phong phú nhất, được phát hiện vào cuối thế kỷ XIX tại tỉnh Hà Nam, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.
Trống có hình dạng cân đối, mặt trống hơi tràn ra ngoài tang trống. Trống có đường kính 79cm, cao 63cm.
Thân trống có 3 phần:
- 1 – Phần trên phình ra gọi là tang, nối liền với mặt trống;
- 2 – Phần giữa thân trống hình trụ thẳng đứng;
- 3 – Phần cah6n hơi loe thành hình nón cụt.
Có 4 cái quai chia làm hai cặp gắn vào tang và phần giữa trống, được trang trí hình bện thừng.
Hoa văn được trang trí ở trên mặt trống và thân trống. Hoa văn có 3 loại gồm:
- Hoa văn hình học: có cá loại hình tam giác, hình chử S ngiêng gẫy khúc, hình tròn, dấu chấm nhỏ, vạch song song, …
- Hoa văn hình người, động vật: hình người múa, thổi kèn, tay cầm rìu, cầm giáo, đôi trai gái cầm chày giả cối, … hình hươu, chim (cò, vạc, sếu), chó;
- Hoa văn hình đồ vật: nhà cửa, thuyền, vũ khí (giáo, cung tên), công cụ (rìu, chày cối), trang phục (váy, mũ lông chim), …
Trống đồng Ngọc Lũ là một kiệt tác của nghệ thuật trang trí. Các hoa văn có tính cách điệu cao, rất đẹp và độc đáo. Tạo hình thân trống rất hài hòa, có tính biểu tượng. Trống đồng Ngọc Lũ là bộ lịch của người xưa. Quan niệm chung cho rằn trống đồng là nhạc khí, dùng trong tế lễ và đánh trận. Gần đây, có ý kiến cho rằng trống đồng là vật thiêng để thờ, gắn với tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp. Trống đồng có tượng hình cùa cối (sinh thực khí nũ), của cơ cơ thể phụ nữ. Dùng chày (sinh thực khí nam), giã vào trống đồng là trình diễn hành vi tính giao, cầu sinh sôi nảy nở, phong đăng hòa cốc.
Trống đồng Ngọc Lũ đạt hầu hết các tiêu chí của một kiệt tác tiêu biểu, có già trị nổi bật về lịch sử và văn hóa nghệ thuật. Nó đã vượt qua phạm vi là một sản phẩm của nghệ nhân, trở thành kiệt tác mỹ thuật tiêu biểu mở đầu cho lịch sử mỹ thuật và lịch sử văn hóa Việt Nam. Trống đồng Ngọc Lũ đã trở thành biểu tượng cho văn hóa Việt Nam và là biểu tượng cho cả nền văn minh Đông Sơn nổi tiếng.