Trai thì trung hiếu làm đầu,
Gái thì tiết hạnh là câu giữ mình.
Đó là hai câu trong một đoạn nhận đề cho cuốn thơ “Lục Vân Tiên” của nhà chân nho ái quốc Nguyễn D)ình Chiểu mà cũng là căn bản của nền luân lý đạo đức cổ truyền Đông phương tương việc lập thân xử thế.
Nhưng xưa nay trong một gia đình cả vợ và chồng đều thực hiện được câu ấy, thì vẫn là một chuyện hiếm có trong lịch sử.
Hôm nay chúng ta cùng ôn lại một mẩu chuyện của một gia đình, một gia đình gương mẫu: chồng là Bùi Hữu Nghĩa vợ là Nguyễn Thị Tồn, gia đình của một nhà chí sĩ ái quốc Miền Nam, trước cơn quốc biến cũng như gia đình nguy nan cả vợ và chồng đã thực hiện đúng câu văn trên. Vì thế cho nên khi viết đến thân thế và sự nghiệp của cụ Bùi Hữu Nghĩa mà chưa nhắc tới Bùi phu nhân chính tên là Nguyễn Thị Tồn, thì quả việc làm còn thiếu sót nghiêm trọng.
Bùi Hữu Nghĩa hiệu Nghi Chi, biệt hiệu Liêu Lâm, sinh năm 1807, người làng Long Tuyền, huyện Vinh D)inh trấn Vĩnh Thành, nay thuộc tỉnh Cần Thơ.
Xuất thân trong một gia đình bình dân, cha mẹ làm nghề chài lưới. Tuy vậy cụ quả là một người xuất loại, bạt tụy, rất thông minh và hiếu học: thuở bé theo học với Cụ Đỗ Hoành ở tỉnh Biên Hòa mới 16 tuổi đã nổi tiếng hay chữ.
Năm Ất Tỵ (1835) Cụ vừa 28 tuổi thì đậu giải nguyên tại trường Gia Định, nên cụ có tên là Thủ khoa Nghĩa, cùng năm ấy cụ kết duyên với lệnh ái ông Hộ Trương Nguyễn Văn Lý tên là Nguyễn Thị Tồn, người con gái có một giai thoại lịch sử đẹp đẽ mà chúng tôi có dịp nhắc nhở đến trong bài này.
Sau khi đỗ Thủ khoa, Cụ được nhận chức Thừa Biện ở Bộ Lễ (Huế) sau được triều đình cải bổ là Tri huyện Phước Long, thuộc tỉnh Biên Hòa, ở Biên Hòa được ít lâu được thăng Tri phủ Trà Vàng, lúc bấy giờ thuộc tỉnh Vĩnh Long tùng sự dưới quyền Tổng đốc Trương Văn Uyển và Bố Chánh Truyện. Và cũng như ta đã biết cụ Bùi là một người tính tình cương trực, chẳng hề bợ đỡ ai mà cũng chẳng hề tư vị ai. Một người tính tình như vậy sống vào một thời đại phong kiến suy tàn, làm sao tránh khỏi những chuyện oán thù xích mích, thế rồi nhân câu chuyện cụ Bùi quan phủ Trà Vang đã dám đánh em vợ của cụ lớn Bố Chánh Truyện trong một trường hợp ỷ uy thế láo xược vô lễ.
Và cũng vì tính tình ngay thẳng thanh liêm, mà cụ Bùi luôn luôn vì công lý mà giúp đỡ cho kẻ bị cường quyền áp chế, đó chính là động cơ làm cho bọn quan liêu mục nát oán giận báo thù, tìm đủ trăm phương nghìn kế để hãm hại.
Thế rồi nhân một câu chuyện như thế nầy;
Nguyên khi vua Gia Long còn là chúa Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đánh bại, nhờ ở Trà Vàng quyên giúp lương thực rất nhiều, lại có kẻ ra tòng quân đánh giặc nữa.
Đến khi tức vị (1802) vua Gia Long nhớ đến ơn xưa xuống chiếu xá thuế thủy lợi vĩnh viễn cho nhân dân nơi này (làng Thế).
Dè đâu có Khánh Túc vận động lo lót với Tổng đốc Trương Văn Uyển và Bố Chánh Truyện là quan đầu tỉnh Vĩnh Long mua được thủy lợi làng Thế. Thế rồi Mẹ Sóc và các Hương mục thổ tức mình mới kéo nhau tới kiện với quan phủ Bùi Hữu Nghĩa. Quan phủ Nghĩa phán rằng:
Việc đại xá thuế thủy lợi là đặc ân nhà vua nay kẻ nào dám đứng thủy lợi ấy thì có chém đầu họ cũng không sao. Vì chính việc làm của họ đã phạm pháp triều đình một cách không thể dung thứ được.
Nhân dân nghe qua đang mừng rỡ trở về phá đập mở rọ của tên Khánh Túc kia.
Hai đàng gây cuộc ác chiến, rút cuộc 7,8 tên khách trú bị chém chết.
Thế là dân làng bị bắt và nhân cơ hội ấy Tổng đốc và Bố chánh thiết kế trả thù quan phủ về tội tự tiện giết chết những 8 mạng người.
Trước những ức tình oan uổng ấy, bà Thủ khoa Nghĩa tức Nguyễn Thị Tồn lần xuống Mỹ Tho kiếm ghe bầu thuê tiền rất cao tức tốc ra Huế để minh oan cho chồng. May mắn cho vợ chồng cụ Bùi vì lúc ấy (1835) cụ Phan Thanh Giãn đang làm Lại Bộ Thượng Thư ở triều là người đã lãnh 4 chữ “liêm, bình, cần, cán” của vua ban.
Đến nơi bà Thủ khoa tìm đến dinh quan Thượng thư Bộ Lại tỏ nỗi oan uất của chồng, tường thuật sự lộng quyền của các quan tỉnh Vĩnh Long và tỏ ý mình muốn đến tam pháp ty mà kêu oan.
Cụ Phan Thanh Giản bèn chỉ biểu đường lối thể lệ, đồng thời cụ làm giúp tờ thân can. Thế rồi vào canh năm của một đêm kia bà Thủ khoa Nghĩa tới Pháp D)ình, nổi lên ba hồi trống. Vua Tự Đức ngự triều thâu đơn bà và phú cho Bộ Hình thẩm xét.
Bộ Hình lấy cung tiêu thẩm định rồi tuyên án Thủ khoa Nghĩa như vầy:
“Tha cho Bùi Hữu Nghĩa khỏi tử hình, song phải hoàn tiền hiệu lực, đái công thục tội”.
Một điều lạ là các quan trong triều không truy tố Tổng đốc Uyển và Bố chánh Truyện là người thủ phạm vu cáo trong vụ này mặc dầu pháp luật sờ sờ “vu cáo cho người khác tội gì thì mình phải chịu tội ấy”. Phải chăng vấn đề thế lực hay kim tiền thì thời đại nào chẳng có.
Nói về Bùi phu nhân sau khi đội đơn quỳ tam pháp kêu oan được cho chồng. Từ Dũ Hoàng thái hậu hay tin đòi vào cung tỏ lời khen ngợi và ban cho tấm biển đề 4 chữ vàng “Liệt Phụ Khả Gia”. Nhưng khi phu nhân lâm bịnh rồi từ trần chính là lúc cụ Bùi đang bận rộn công vụ ở Châu Đốc, nên từ lúc đau đến lúc chết và chôn cất, cụ không thân hành. Vậy sau khi ở Châu Đốc về, cụ có làm câu đối thờ phu nhân sau đây:
Ngã cho bần khanh năng độc trợ, ngã chi oanh khanh năng độc minh, triều quân giai xưng khanh thị phu.
Khanh chi bịnh ngã bất năng dưỡng, khanh chi tử ngã bất năng táng, giang sơn ưng tiếu ngã phi phu.
Dịch nghĩa:
Tớ nghèo mình lo giúp, tớ oan mình lo kéo, triều quận đều khen mình đáng vợ.
Mình đau tớ không nuôi, mình chết tớ không táng, non sông luống thẹn tớ làm chồng.
Về phần cụ Bùi, một thời gian thi hành nghiệm vụ “tiền quân hiệu lực” ở biên giới Miên – Việt thuộc tỉnh Châu Đốc, cụ đã làm tròn nhiệm vụ.
Sau triều đình mới cải bổ về làm quan ở tỉnh Hà Tiên. Nhưng lúc này vận nước Việt Nam ngày càng xuống dốc, nước ba phần đã mất một rồi mà vua quan nhà Nguyễn vẫn chưa chịu mở mắt trông xa thấy rộng. Thế rồi cụ xin các quan mở trường dậy học ở Bình Thủy. Nhưng rồi năm 1859 quân Pháp đánh chiếm Gia Định.
Tháng Giêng năm 1861 chúng công phá đồn Kỳ Hòa, tháng 2 chiếm tỉnh Định Tường, tháng 11 chúng chiếm luôn Biên Hòa và năm 1862 hòa ước Nhâm Tuất ra đời, cuốn sử Việt Nam vong quốc hạ bút chép trang đầu, dân tộc Việt Nam âm thầm nhỏ lệ.
Trước cảnh giang sơn nguy biết ấy cũng như thân sĩ toàn quốc, tất cả các sĩ phu Nam phần, người thì tích cực giết giặc cứu nước bằng súng gươm, kẻ thì tiêu cực đề kháng bất khuất, bất hợp tác, phương tiện tuy khác nhau, nhưng cứu cánh chỉ là một. Thì dân cụ Bùi Hữu Nghĩa cũng là một trong số đó. Cụ đau khổ với cảnh quốc phá, gia vọng. Cụ càng căm hờn với kẻ bán rẻ ranh giới, nhất là kẻ ấy cũng là một trong đám sĩ phu Nam Việt: Tôn Thọ Tường.
Không những họ đã làm ô danh cho bản thân họ, mà họ còn dơ lấy đến cả nho lâm. Nhưng giữa lúc giang sơn nguy biến ấy mà cụ đặt nhiều hy vọng cho tương lai của đất nước, và cũng tin tưởng mãnh liệt vào thắng lợi cuối cùng của cuộc tranh đấu giải phóng của dân tộc. Nỗi lòng của nhà chí sĩ họ Bùi có thể ẩn tàng hay nói lên một cách thầm kín trong bài thơ họa lại của Tôn Thọ Tường.
T ước hết ta hãy nghe cụ than phiền cho quốc vận:
“Anh hùng sáu tỉnh thiếu chi đây,
Đâu để giang sơn đến nỗi này.”
Hết khóc lại than phiền, nỗi lòng nhà chí sĩ trào lên những nỗi niềm uất hận.
“Ngọn lửa Tam Tần phừng đất cháy
Chòm mây Ngũ Quỷ ngất trời bay.”
Hết than vãn uất hận, cụ xoay lại tin tưởng rằng: quân thù của dân tộc Việt Nam ắt hẳn cũng có ngày nguy vong:
“Hùm nương non rậm toan chờ thuở
Cáo loạn vườn hoang thác có ngày.”
Từ sự tin tưởng tất nhiên suy vong của kẻ thù lẽ dĩ nhiên đặt nhiều hy vọng huy hoàng cho tương lai của nòi giống.
Một góc cảm thương dân nước lửa,
Đền Nam Trụ cả dễ lung lay.
Như ta đã biết hành động là thể hiện của tư tưởng, vậy tư tưởng như thế nào thì hành động như thế ấy. Như vậy chúng ta không có gì ngạc nhiên khi ta thấy phong trào khởi nghĩa kháng Pháp của thân sĩ Nam phần có cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.