Đối diện với căn bệnh mất trí nhớ

Hai vợ chồng khá lớn tuổi bước ra khỏi sân bay. Đột nhiên, người vợ quay sang đánh chồng. Bà ta nguyền rủa ông và gọi ông bằng nhiều cái tên tệ hại. Trong khi đó, người chồng kiên nhẫn chờ cho đến lúc vợ mình ngừng lại. Hành động duy nhất của ông là đưa tay lên che mặt, tránh những cú đánh tới tấp của bà. Khi bà ấy dịu xuống, ông nhìn quanh xem có ai để ý mình không. Đã ba năm trôi qua kể từ khi vợ ông mắc bệnh mất trí nhớ (Alzheimer” s Disease – AD), bệnh tình của bà ngày càng trầm trọng. Thật khó khăn khi bà ấy nổi giận ở nhà và càng bối rối hơn khi ở bên ngoài. Ông không có đủ tiền để thuê người chăm sóc riêng cho bà. Mỗi khi có việc cần ra ngoài hoặc ông sẽ đưa vợ theo hoặc ông phải gửi bà tại nhà y tá. Vì vậy, ông luôn ngần ngại và trì hoãn khi phải đi đâu đó.

Một lần vợ ôn la hét trong một nhà hàng khiến người phục vụ tưởng rằng ông hành hạ bà. Ông phải giải thích rằng vợ mình mắc chứng mất trí nhớ, rồi ông nhanh chóng trả tiền và đi ra. Ông nghĩ rằng đưa vợ đi ăn bên ngoài như thế sẽ thay đổi không khí và tốt hơn cho bà nhưng mọi việc lại diễn ra không như mong muốn.


Biểu hiện của căn bệnh mất trí nhớ rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác như u não, suy nhược cơ thể, những căn bệnh về thần kinh, thiếu dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc hay những căn bệnh tuyến giáp.

Ý thức được tầm quan trọng của việc hỗ trợ những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Tiến sĩ Faith Heinemann đã khởi xướng nhóm hỗ trợ bệnh nhân mất trí nhớ. Bản thân bà cũng có chồng mắc phải căn bệnh này. Với bà, những năm tháng trước khi chồng mất là những tháng ngày tươi đẹp nhưng cũng đầy bi kịch. Đó là lúc cuộc đời đã dạy bà biết yêu thương vô điều kiện là thế nào.

Tiến sĩ Faith và Claudia gặp nhau khi họ đang đi dạo trên bờ biển. Trước đó, hai người thường đi dạo một mình nhưng giờ đây họ hay vui vẻ cùng nhau dọc bờ biển chờ ngắm mặt trời mọc. Cả hai đều thích nghe thanh âm từ những con sóng xô bờ, thích ngắm nhìn những chú chim biển, những chú cá heo thân thiện và từng đàn cá bơi lội tung tăng. Tất cả như những màn trình diễn kỳ thú!

Ngay từ lần đầu tiên gặp tiến sĩ Faith, Claudia đã tìm thấy một sự an ủi rất lớn. Chỉ vài ngày trước đó thôi, cô còn cố biện bạch rằng mẹ cô chỉ hay quên mà không thừa nhận rằng bà ấy bị bệnh và căn bệnh mất trí nhớ đang gặm nhấm dần trí óc bà.

Tiến sĩ Faith là người đã chào đón Claudia đến câu lạc bộ Khi người thân mắc chứng mất trí nhớ. Khi mẹ của Claudia được chẩn đoán bị mắc chứng bệnh Alzhemer, Claudi cảm thấy thật đơn độc. Rồi mọi thứ thay đổi khi cô gặp rất nhiều người trong câu lạc bộ cũng có người thân mắc bệnh mất trí nhớ. Liệu căn bện nhày có di truyền không?

Bà Faith đưa cho Claudia bản sao một quyển sách bà viết và mời Claudia tham gia nhóm hỗ trợ bệnh nhân Alzhemer. Ban đầu, Claudia từ chối. Cô thích giữ những chuyện riêng tư trong nhà mình hơn. Cô tự hỏi nhóm đó có thể giúp được gì cho cô trong khi cô còn bao nhiêu việc phải làm. Cô cho rằng ngồi nghe ai đó phàn nàn về bệnh tật chẳng làm thay đổi điều già cả và dù cô có tham gia vào nhóm đó chăng nữa, mẹ cô vẫn bị bệnh.

Hầu hết mọi người chỉ sống trung bình khoảng tám năm sau khi bị phát hiện mắc chứng bệnh này, ngoại trừ một vài trường hợp có thể sống đến hai mươi năm sau. Đây là căn bệnh rất khó chữa dứt, dù có đầy đủ thuốc thang, kỹ thuật và những chất dinh dưỡng bổ sung để làm chậm tiến trình của bệnh và làm dịu bớt các cơn đau.

Biểu hiện ban đầu của căn bệnh mất trí nhớ là tính hay quên, mất phương hướng, tính tình thay đổi, mất khả năng làm những việc thường ngày (như đánh răng hoặc mua hàng). Người mắc bệnh này có thể lặp đi lặp lại một câu hỏi mà không ý thức được rằng mình đã hỏi và đã được trả lời. Hoặc họ có thể kể cho chúng ta nghe một câu chuyện hàng trăm lần mà vẫn ngỡ là lần đầu tiên. triệu chứng bệnh ngày càng tồi tệ hơn. Họ có thể không nhận ra những người thân yêu nhất của mình và cũng không nhớ nổi tên mình. Họ mất khả năng lái xe, nấu nướng, tự chăm sóc bản thân. Vì vậy không thể nào an tâm khi để họ ở một mình. Họ có thể gây cháy, đi lạc, làm ai đó bị thương hoặc tự gây tai nạn đối với bản thân. Họ không nhận ra mình trong gương nữa. Thậm chí, đến một lúc nào đó họ còn không nhớ ra cách nhai và nuốt như thế nào. Chặng cuối của bệnh nhân Alzheimer là cái chết. Có những dạng mất trí nhớ có thể phục hồi nhưng mất trí nhớ do căn bệnh Alxheimer thì không thể cứu vãn.

”Đó là căn bệnh ảnh hưởng đến những người thân hơn là chính bệnh nhân” – Tiến sĩ Faith nói. Người mắc bệnh Alzheimer không ý thức được điều tồi tệ đang xảy ra với mình. Ký ức mờ nhạt dần khiến họ quên đi cuộc sống diễn ra như thế nào và trước khi bị bệnh họ từng sống ra sao.

”Tôi là một trong số những người may mắn” – Claudia kể – ”Mẹ tôi không giận dỗi hay trở nên hung dữ. Chăm sóc bà ấy cũng dễ dàng hơn. Bà ấy như một đứa trẻ vậy”.

Trước khi nhận được tin về cái chết của John -anh trai của Claudia – mẹ cô không có biểu hiện gì của căn bệnh này. John bị tai nạn xe máy. Chiếc mũ bảo hiểm không thể cứu được sinh mạng của John, dù anh chỉ lái xe với tốc độ 30km/giò. John mất đi khiến mẹ cô vô cùng đau đớn. Đứa con trai duy nhất của bà đã mất. Mẹ cô rất đau khổ và rồi suy sụp rất nhanh vì căn bệnh Alzheimer.

”Bệnh tình của mẹ tôi trở nên trầm trọng sau khi anh tôi mất” – Claudia chia sẻ – ”Mẹ tôi xuống sức rất nhanh. Còn tôi phải trải qua những giờ phút kinh khủng. Tôi cũng rất thương và nhớ anh ấy. bây giờ vẫn vậy. Tôi không nhớ nổi mình đã khóc bao nhiêu lần kể từ khi anh ấy qua đời. Điều tôi sắp nói đây nghe có vẻ nghịch lý nhưng từ sau khi anh tôi qua đời, tôi lại cảm thấy biết ơn vì mẹ tôi mắc bệnh mất trí nhớ”. – Claudia lại tiếp tục câu chuyện, – ”Thật may là mẹ tôi không còn nhớ ra là anh tôi đã mất. Bà cũng không còn thường xuyên nói về anh ấy nữa, chỉ thỉnh thoảng nhắc đến tên anh ấy như: ”Mẹ không thấy John đâu cả”, hay ” Con có biết tin gì của anh con không?”. Những lúc ấy, tôi thường nói với mẹ rằng tôi đã nói chuyện với John và anh ấy vẫn khỏe. Dù sao thì mẹ tôi cũng không phải khóc thương cho anh tôi suốt quãng đời còn lại”.

”Tôi rất ghét những người luôn than vãn về bản thân và cuộc sống dù họ chưa phải trải qua một biến cố nào đó trong cuộc đời” – Claudia nói tiếp. – ”Họ chưa bao giờ biết đến mất  mát nên cũng chẳng hiểu nỗi đau thật sự là như thế nào. Tôi thấy mừng cho họ nhưng tôi cũng muốn nhắc cho họ rằng trong cuộc sống chẳng ai nói trước được điều gì. Đau khổ và bất hạnh chẳng chừa một ai, nó là một phần trong cuộc sống của chúng ta”.

Claudi không chỉ mất anh trai vì cái chết và mất mẹ vì căn bệnh Alzheimer mà cô còn mất luôn cả sự lạc quan của chính mình khi nhìn đời, nhìn người. Có một đường hầm tăm tối mà nhiều người phải đi qua khi chỉ thấy mặt trái của cuộc sống mà không thấy phần tươi sáng còn lại của nó. Cũng từ đó mà họ có thể bị mất niềm tin, trở nên yếm thế, bất mãn với cuộc đời và ngày càng trở nên cực đoan.

Từ khi bắt đầu thói quen đi dạo trên bờ biển với bà Faith, Claudia dần được giải tỏa và có thể hòa nhập với nhóm hỗ trợ của cô. Những người có người thân mắc bệnh Alzheimer vẫn thường xuyên trao đổi những thông tin cần thiết. Nhóm của cô giúp mọi người trong từng trường hợp cụ thể. Các thành viên học hỏi lẫn nhau. Nhiều người vẫn cho rằng việc nói về cảm xúc của bãn thân sẽ chẳng thể thay đổi được điều gì nhưng thực tế cho thấy chia sẻ cảm xúc là liều thuốc tinh thần vô cùng đáng quý. Trút đi những gánh nặng trong lòng là một trong những cách cổ điển nhất để con người cảm thấy được thoải mái. Chỉa sẻ hoàn cảnh của mình với mọi người sẽ giúp ta nhẹ nhõm hơn. Khi được chia sẻ, ta sẽ tìm thấy sự đồng cảm và dần lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Dần dần, ta sẽ không còn hoang mang và biết mình cần phải làm gì. Các nhóm hoạt động như thế này sẽ giúp mọi người đối diện với cuộc sống thực tế.

Bà Faith bắt đầu tham gia nhóm khi bà phải chăm sóc người chồng bị bệnh. Chồng bà bắt đầu có các triệu chứng bệnh Alzheimer vào năm 1993, Đến năm 1995, ông được bác sĩ chẩn đoán là đã mắc bệnh. Bà Faith trông mon chồng suốt thời gian ông bệnh cho tới khi ông qua đời,dù ông không còn nhận ra bà lài ai. Là một bác sĩ trị liệu có tiếng ở Los Angeles, người phụ nữ này sau đó vẫn tình nguyện tham gia nhóm dù rằng bà không còn phải chung sống với căn bệnh Alzheimer  của chồng nữa. Bà nói rằng giúp đỡ người khác mang lại cho bà cảm giác bình an trong tâm hồn.

Nhớ lại những ngày ông còn sống, bà Faith nói rằng kỷ niệm đáng nhớ nhất là lúc bà để ông ở nhà để ra ngoài mua vài thứ lặt vặt. Sau khi bà đi, mặc dù có y tá trông nom nhưng chồng bà vẫn tìm cách trốn khỏi phòng để đến ga-ra. Ông nhất định ở đó đợi bà lái xe về, khiến người y tá cũng phải ở lại ga-ra cùng với ông. Khi bà vừa nhấn nút mở cửa ga-ra, ông liền chạy vọt ra ngoài và nhấn nút đóng cửa ga-ra lại để nhốt người y tá phía sau. Bà Faith lại bấm nút mở cửa ga-ra. Ông lập tức nhấn nút đóng lại. Cánh cửa ga-ra vì thế cứ đóng, mở, đóng, mở liên tục. Cuối cùng, bà Faith chịu thua và đưa ông ấy vào nhà. Lúc này cả ba người – bà Faith, chồng bà và người y tá – đều mệt nhưng họ cùng cười vang về trò ngộ nghĩnh vừa rồi của ông.

”Điều cần thiết là chúng ta vẫn luôn vui vẻ” – bà nói với mọi người. ”Bạn cần nhìn vào mặt tích cực trong mọi việc. Chúng ta hãy vui cười để tiếp tục sống”.

Về mặt khoa học thì khi chúng ta cười – dù cười mỉm hay cười to, cơ thể đều sinh ra những phản ứng tích cực. Các bác sĩ cho rằng tiếng cười làm lành vết thương. Đừng nghĩ rằng chẳng có gì đáng cười hay bệnh tật của chúng ta quá nặng nên chẳng muốn cười. Trong mọi trường hợp, tiếng cười luôn là liều thuốc tinh thần cực kỳ hữu hiệu.

Claudia cũng chia sẻ tin vui. Trong suốt thời gian kể từ khi mắc bệnh đến nay, hầu như mẹ cô không còn nhớ cô là ai nữa, nhưng cuối tuần vừa rồi bà đã đặt tay lên má cô và nói: ”Ồ, tôi biết cô là ai rồi! Cô là cô bé Claudia xinh đẹp của tôi đây mà!””. Khoảnh khắc trí nhớ trở về thật là đáng quý, bởi vì hiếm khi điều này xảy ra.

Bệnh Alzheimer khiến cho người thân của bệnh nhân có một cảm giác mất mát mơ hồ, tăng dần theo thời gian nhưng không định hình được. Một mặt họ vừa phải giúp người bệnh cố gắng chữa trị, mặt khác họ thấy mình đang mất dần người thân và không biết khi nào sẽ mất đi vĩnh viễn. Bằng cách trân trọng từng phút giây đang sống, chúng ta sẽ biết mình phải làm gì để chăm sóc cho người khác và cho chính bản thân mình.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!