Bà Ấu Triệu Lê Thị Đàn

Bà Ấu Triệu, chính tên là Lê Thị Đàn, người xã Thế Lai, tỉnh Thừa Thiên. Xuất thân trong một gia đình thanh bạch, con gái cụ Lê Xuân Uyên, một nhà tiền bối cách mạng. Mặc dù là gái, nhưng lúc thiếu thời nhờ ơn cha, bà có được theo đòi nghiên bút, tỏ ra người rất thông minh và thông thái. Không những thế, với nhan sắc, bà còn là một cô gái Huế mỹ miều:

Học trò xứ Quảng ra thi,

Thấy cô gái Huế chân đi không đành.

Ông cụ thân sinh bà, vì tham gia cách mạng nên bị Pháp bắt giam tại nhà lao Thừ Thiên.

Trong lúc bà lui  ới nhà lao để đem đồ dùng cho ông cụ. Sắc đẹp của một bông hoa chớm nở lọt vào mắt ông Đốc phủ họ Đinh, người Nam Kỳ, hiện là công chức cao cấp ở Tòa Khâm sứ Trung Kỳ lúc Pháp mới ổn địng xong tình thế đặt vững nền thống trị.

Bà nhận lời hứa với ông Đốc là nếu chịu lấy làm lẽ của ông ta, ông se tìm đủ mọi cách để giải cứu cho ông cụ ra khỏi tù.

Làm con trước phải đền ơn sanh thành.

Đó là một nguyên tắc căn bản của nền luân lý cổ truyền Đông phương. Thế nên cô Ấu Triệu phải nhận lời làm lẽ của ông Đốc phủ sứ họ Đinh, để cứu cha ra khỏi tù, là một điều không làm cho ai ngạc nhiên cả.

Sau khi ông cụ ra khỏi nhà lao, thì quan đốc bị lệnh thuyên chuyển về Sài Gòn.

Nàng rằng phận gái chữ tòng.

Nhưng trường hợp ở đây, đâu phải là một chữ tòng chân chính, cứu cánh của tình yêu, nếu không muốn nói là “Hoa vùi liễu ép”, hay nói khác hơn, chỉ là một sự đánh đổi bằng thế lực không chính đáng để lấy một sự thỏa mãn nhu cầu xác thịt của những cơn bão lòng.

Vì vậy, khi ông Đốc lên đường về Sài Gòn, bà không đi theo, mà cứ ở lại nuôi cha già và tiếp tục chí hướng của cha, làm cách mạng.

Ở đây, trong cuốn “Việt Nam nghĩa liệt sĩ# của nhà tiền bối cách mạng Phan Sào Nam xuất bản ở Tàu viết rằng:

“Sau khoa Canh Tý, tôi đỗ cử nhân rồi vào Huế, nói “là để học trường Hậu bổ để rồi ra làm quan” nhưng sự thật thì tôi phải tới đó để tìm kiếm những người có tư tưởng trong học giới Việt Nam lúc bấy giờ, như các cụ Nguyễn Thượng Hiền, Phan Châu Trinh và các sĩ phu Tứ Quảng (Trị, Thiên, Nam, Ngãi) hay nói khác hơn, để tìm đồng chí cách mạng.

Trên con đường từ Anh Hòa về thị xã Huế, tôi thường dùng lại nghỉ chân trong một quán rượu bên vệ đường, chủ quán là một cô gái thơ trẻ đẹp, nhưng lại gọi là “cô Đốc”, hỏi ra mới biết cái lai lịch đáng thương và đáng kính của cô. Từ đó, chúng tôi đã biến người khách hàng và cô chủ quán thành một cặp đồng chí cách mạng.

Sau tôi xuất dương qua Nhật về phong trào Đông Du, cô Đốc lại hoạt động trong nước với nhiệm vụ vận động du học sinh và vận động tài chính trong 2 tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị.

Năm 1912, Việt Nam Quang Phục hội thành lập, lẽ tất nhiên cô là đảng viên trong tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị.

Năm 1916, cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang Phục quân do vua Duy Tân lãnh đạo, dưới sự giúp sức của mấy ông Trần Cao Vân, Thái Phiê, Tôn Thất Đề bị thất bại đổ vỡ. Cô Đốc bị Pháp bắt giam vì liên lạc với bộ phận Quảng Trị, cũng trong tổ chức này.

Lại cũng bị áp giải về Huế, giam tại nhà lao Phủ Thừa để tra khảo tìm liên hệ tổ chức.

Bọn mật thám Pháp và phong kiến Nam triều, dùng cực hình tra tấn, cô Đốc cương quyết chịu đựng không xưng ra một đồng chí nào cũng như các bộ phận tổ của đảng. Rồi torng một đêm không trăng sao, nhân lúc bọn lính gác ngục ngủ say, cô Đốc xé áo quần làm dâu treo cổ lên song sắt xà lim chết, sau khi cắn ngón tay viết lên tường xà lim 3 bài thơ.

PHIÊN ÂM

I

Huyết khô lệ kiệt hận nan tiêu

Trường đoạn Hương gian nhật mộ triều

Ngô đảng tảo thanh cừu lộ nhật

Phần tiền nhất chỉ vị nồng thiêu

II

Thê lương ngục thất mệnh chung chi

Mãi thoát sa không khốc tự tri

Tử quốc đào nồng thiên hữu phận

Thương tâm quan lũ kỳ nam nhi

III

Tuyền đài yễm lệ kiến Trưng Vương

Đề huyết thư quên chỉ tự thương

Băng dạ phật linh như tái thế

Nguyệt thân thiên tỷ, tỷ thiên thương

CHÚNG TÔI TẠM DỊCH NGHĨA

I

Huyết khô lệ ráo giận khôn nguôi

Cuồn cuộn Hương giang lớp sóng dồi,

Tới lúc quét xong quân nghịch lộ

Trước mồ xin nhớ báo tin vui.

II

Thê lương phút cuối chốn lao tù

Hoang uổng riêng lòng nỗi quặn đau

Vì nước quên mình ta góp phận

Thương tâm thay, mấy mặt mày râu!

III

Trưng Vương chị hỡi dưới tuyền đài

Quốc mãi kêu hè huyết lệ rơi

Tái thế thiêng liêng nhờ phép Phật

Ngàn tay tay lại súng ngàn tay.

Ba bài thơ trên đây, được thấy ghi chép trong cuốn “Việt Nam Nghĩa Liệt Sử” của cụ Phan Sào Nam xuất bản ở Tàu, vào cuối năm 1926. Sau đây là những sự kiện lịch sử hiện hữu.

Ai đã có dịp tới Huế, đi thăm vườn mộ cụ Sào Nam, trước dốc Bến Ngự, cạnh chùa Từ Đàm, hẳn đều thấy trong vườn về góc bên trái, cạnh đại lộ Nguyễn Hoàng, một bi đình hình vuông, xây gạch, lợp ngói. Có những di tích lịch sử sau đây:

 1 – Mặt tiền có 4 chữ Hán: “Ấu Triệu bi đình” (Nhà bia cô Ấu Triệu),

Hai trụ hai bên là một câu đối quốc văn:

Tơ nhân sợi nghĩa giây lưng trắng

Dạ sắt lòng son nét má hồng.

Giữa bi đình là một tấm bia đá, mặt tiền khắc chữ Hán, một mặt khác chữ Việt.

 2 – Mặt hậu dịch ra Việt văn như sau: “Bia cô Ấu Triệu liệt nữ, người Xã Thế lại thượng, phủ Thừa Thiên, năm canh tuất đời vua Duy Tân bị bắt vì quốc sự, bị tra tấn hết sức tàn nhẫn. Nhưng thủy chung không cung khai một lời. Ngày 16 tháng 3 năm ấy, tự tử ở trong ngục. Các đồng chí nhờ vậy được thoát nạn.

Than ôi! Quả là một liệt nữ! Sống vì nước, chết vì nòi. Bà Trưng, Cô Triệu xưa rày mấy ai!”

Những di tích lịch sử hiện hữu trên đây, đều tự tay nhà chí sĩ Phan Sào Nam làm ra tại Huế, sau khi cụ bị Pháp bắt đem về giam lỏng tại dốc Bến Ngự.

error: Content is protected !!