Đây là những mẫu chuyện can trường, dũng cảm, đảm đang, nhân đức của những bậc nữ lưu tiền nhân đã đóng góp vào non sông gấm vóc Việt Nam chúng ta. Nhưng chỉ là theo lời tương truyền của các ông bà chuáng ta, chớ trong Văn học sử chẳng thấy ghi rõ. Nhưng dù hư thật, chúng ta vẫn cần phải biết đến, để làm một tấm gương soi cho hậu thế.
Mỗi khi chúng ta cùng đi qua cầu THỊ NGHÈ, chúng ta không hiểu tại sao có cái tên Thị trước tên Nghè? Nguyên do nào có cái tên đặc biệt kỳ lạ ấy? Theo ;p72i nhiều ông bà xưa truyền lại, thì những cái tên xã quận, tỉnh nào có chữ THỊ hay “Bà” trước như BÀ RỊA, BÀ ĐIỂM, BÀ ĐEN, BÀ QUẸO, BÀ CHIỂU v.v… đều là của những người phụ nữ tại địa phương đó, có làm nhiều chuyện hữu ích cho dân, cho nước, nên để tri ân, người ta mới lấy tên các bà mà đặt cho nơi mình cư trú.
Bà THỊ NGHÈ, vợ của một ông NGHÈ đã chết từ lâu, bà là một người phụ nữ bình dân, thường sinh sống tại đó.
Ngày đầu tiên Pháp đổ bộ tại đây, sau khi bức phá hết những sợi dây xích giăng trên sông Saigon, để ngăn chống giặc ngoại xâm, một chiếc tầu trận nhỏ `háp từ từ tiến vào sông Thị Nghè đổ bộ quân lên bờ. Ngay theo đó bà THỊ NGHÈ liền tổ chức, kêu gào nhân dân nam nữ, trẻ già tại chỗ thành một nhóm du kích nhỏ, đón đường chém giết giặc Pháp. Nhiều trận kinh hồn xẩy rs, khi thì tại nơi các mô đất (ĐỒN ĐẤT của quân binh ta, hiện là nhà thương ĐỒN ĐẤT Grall) khi tại các hào vũng ở đầu cầu THỊ NGHÈ. Quân binh Pháp bị giết khá nhiều. Sua đó tức giận chúng lùng xét bắt được bà Thị Nghè, và bà bị chúng giết chết trong trận du kích chót. Vì đó nhân dân tại đây, bắt đầu ghi tên bà tại vùng này là vùng THỊ NGHÈ, để nhớ đến công đức can trường, dũng cảm của người phụ nữ có tấm lòng yêu nước cao độ.