Trần Thị Ngọc Lầu

Xuất thân trong một gia đình Khoa giáp, Trần Thị Ngọc Lầu tức Ngọc Dung, lại có tên là Ngọc Bích, thường gọi cô Ba Lào, con gái cụ Thủ khoa Trần Xuân Sanh, chánh quán ở tỉnh Vĩnh Long.

Mồ côi mẹ từ thủa nhỏ, cụ thân sinh tái tục gặp phải một bà kế mẫu hết chua ngoa quỷ quái, nhưng cô được thấm nhuần bởi một nền luân lý cổ truyền Khổng Mạnh luôn luôn lấy hiếu thuận làm đầu, nhưng dù sao cũng không cảm hóa nổi người nghiệt phụ bạc đức ấy; cuối cùng gia đình cụ Thủ khoa Trần Xuân Sanh bị tan hoang bởi bàn tay người nghiệt phụ kia.

Cha con nhà họ Trần sinh vào giữa lúc ận nước suy vi, thời nhà truận bĩ, với khí tiết bất khuất của sĩ phu Việt Nam, cụ Thủ khoa Sanh không mặt mũi nào vì danh lợi chạy ra phụng sự quân thù. Nên sau khi vận nhà suy sụp. Cha con dắt nhau tới tỉnh lỵ Mỹ Tho làm nghề dậy học. Ngọc Lầu tuy là gái nhưng rất thông minh, văn tài lưu loát, mới có 15 tuổi đã nổi tiếng hay chữ trong vùng.

Con nhà danh giá danh bảng, lại có sắc có tài, tránh sao khỏi những chuyện ong bướm rắp ranh, đeo tên bắn sẻ nhưng là một gái đoan trang, luôn luôn gìn vàng giữ ngọc, không những biểu hiện ở cử chi hành động hàng ngày, cho đến xuất phát ra ở lời thơ văn cũng thế.

Đã có lúc Ngọc Lầu cau mày với những kẻ tin đi mối lại.

“Cái giọng đôi ba thiếp đã tầng

Trao tin vẽ bướm ghẹo hoa xuân

Thử lòng Ả Trác (1) ai kìa nhớ

Kháng điện chàng Tương (2) thiếp bảo đừng

Bờ vảy hàm rồng khen lớn mật

Cắp non nhảy biển gầm khen chưa

Làm thinh chẳng nói cho làm ngộ

Nói lại e mang tiếng sỗ sàng.”

Nhưng than ôi, như trên đã nói Ngọc Lầu sinh vào giữa lúc quốc gia đa sự trên giải đất thiêng liêng nước bóng cờ ba sắc xanh trắng đỏ đã bay phất phơi rợp trời, đạo lý bắt đầu suy, luân thường ngày càng hỗn loạn, lúc này trước mặt Ngọc Lầu, hầu hết là những bọn giá áo túi cơm, phàm phu tục tử, thiệt là biết đâu mà gửi can tràng vào đây, nỗi thắc mắc, bâng khuâng làm nàng phải than dài.

“Nằm đêm nghĩ lại luống than thầm

Tài bộ như vầy đáng mấy trăm

Khôn khéo để thua người vĩnh tuyết (3)

Thông minh nào kém mặt thân cầm (4)

Văn chương Tống Tín (5) coi nhiều bợm

Từ điệu Như Hoành (6) ngó bằng tăm

Chí dốc noi gương teo họ Mạnh

Kén lừa cho gặp khách tri âm.”

Nhưng than ôi! Câu nói hay là lời tự dặn lòng của Ngọc Lầu:

“Chí dốc noi gương theo họ Mạng

Kén lừa cho gặp khách tri âm”.

Có điều nàng Mạnh Quang dù dốc lòng kén lừa bạn trăm năm, nhưng Lương Hồng vẫn vắng bóng, nên có lần Ngọc Lầu đã thốt lên:

Mười hai bến nước bến nào trong

Kén chọn lâu nay chửa toại lòng

Nhắn nhủ cùng ai người thứ sĩ

Ngọc lành cao giá thiếp trao không?

Ngọc lành những muốn trao không nhưng chưa gặp nơi cao giá; mãi cho tới gặp Nguyễn Hữu Đức, người cùng tỉnh Vĩnh Long, nhà nghèo hiếu học, là người được Ngọc Lầu yêu mến nhứt và Hữu D)ức đối với nàng đâu phải là vô tình lạnh nhạt, nhưng khi thì vì lý do này, lúc lại bởi nguyên cớ khác mà đôi trai tài gái sắc lại không gặp nhau, rồi cả hai cùng ôm hận. Khi được tin Trần Hữu Đức qua đời vừa mới 26 tuổi, Ngọc Lầu bủn rủn, cõi lòng tan tác khi nhớ tới người bạn cũ thủa nào? Vì thương nhớ nên nàng đã khóc:

Phung Lăm ơi! Người ở chốn nào?

Hai mươi sáu tuổi một đời sao

Tưởng câu cọng tháp mồi hôi đổ

Nhắc chuyện tri âm nước mắt trào

Chôn đất khối tình trời đất nhẽ

Đứa dây cầm nguyệt ruột gao bào

Cảnh đời vật đổi xem buồn nhỉ

Nhạn nhớ chừng mây, cá nhớ ao.

Một thiên tình sử của Ngọc Lầu nó đã biến thành Lệ sử bi đát, nên sau khi Trần Hữu Đức chết, là Ngọc Lầu tự chấm hết, chứ không hề có ý chấm rồi để qua hàng nữa.

Rồi lúc mãn chiều xế bóng, Ngọc Lầu không có ý nghĩ mình sinh ra ở đời không phải chỉ để cho mình, cho riêng gia đình mình, mà cũng có thể chung cho dân tộc, cho thời thế cho danh giá, cho đạo nghĩa được. Với những ý nghĩ cao quý ấy Ngọc Lầu khỏi bùi ngùi làm sao được khi trông thấy đất nước bị luân vong trước mắt nàng rặt là những phường túi cơm giá áo quỳ chân lượm gối trước quân thù, chẳng biết dân tộc là gì, cái nhục vong quốc ra sao nữa.

Người ta đã kể chuyện lại rằng: có một lần Ngọc Lầu đi thuyền từ Mỹ Tho về Ba Bèo cùng một số văn nhân nam giới, hôm ấy giông tố mịt mù, Ngọc Lầu đã làm bài thơ tức cảnh sau đây:

Dì gió ghen chi với chị hằng,

Mà đem mây trắng lấp cung trăng

Non sông khôn thoát cơn mơ mộng

Sóng gió như khêu nỗi bất bằng

Lánh nạn bay dài chim mỏi cánh

Giận trời nghiến mãi cóc mòn răng

Ai ôi vì nước không lo liệu

Kẻo đến chân rồi hết nói năng.

Người ta thường nói, phong hoa tuyết nguyệt hay là núi non trăng gió là vương quốc của thi nhân nhưng trăng gió ở đây của nữ thi sĩ Ngọc Lầu, không phải là một thứ … trăng gió cũ sáo, rỗng tuếch của những thi nhân tầm thường.

Nếu không cảm hứng với nỗi căm hờn khi thấy đất nước Việt Nam bị bọn Tây Dương bạch chủng dày xéo thì làm sao nói lên được “… mây trắng lấp cung trăng …” và không căm thù với bọn bạo tàn cướp nước, thì làm sao kêu to lên được.

“Non sông khuôn thoát cơn mộng

Sóng gió như kêu cõi bất bằng

Lánh nạn bay bay dài chim mỏi cánh

Giận trời nghiến mãi cóc mòn răng.”

Trước cảnh mất nước nhà tan, non sông chìm đắm, nữ sĩ đau lòng thốt lên tha thiết.

“Ai ôi vì nước không lo liệu

Kẻo đến chân rồi hết nói năng.”

Qua những giòng khảo sát trên, ta thấy rằng Trần Thị Ngọc Lầu tức Ngọc Dung quả là một nữ sĩ đáng làm tiêu biểu cho nữ giới về văn chương cũng như về tiết hạnh.

 

 

Chú thích

(1) (2) Nàng Trác Văn Quân, trong chuyện tình Tư Mã Tương Như – Trác Văn Quân

(3) Nàng Tạ Đạo Uẩn với câu thơ “Bạch tuyết phản phân sở tự”, nghĩa là “Tuyết trắng bay man mác giống như gì?”

(4) Tức nàng Thái Văn Cơ, giỏi nghề đàn.

error: Content is protected !!