Bài 1: Vẽ khối cầu – học cách điều khiển ánh sáng

Học cách điều khiển ánh sáng đóng một vai trò rất lớn trong việc học vẽ. Trong Bài 1, bạn sẽ học cách xác định nguồn sáng và cách đánh bóng vật thể ở đâu. Hãy cùng nhau thể hiện một khối cầu trong không gian ba chiều lên mặt giấy.

Bước 1: Dựng hình

Bạn có thể dùng giấy A4, vẽ lên trang giấy một hình tròn nằm lệch về bên trái tờ giấy (lệch một chút thôi). Đừng lo nếu vòng tròn đầu tiên của bạn không được tròn. Hoặc bạn có thể dùng compa, đáy ly hay đồng xu đều được.

Bước 2: Xác định nguồn sáng

Muốn vẽ một bức hình không gian ba chiều, bạn phải xác định nguồn sáng ở đâu và nó tác động  tới vật thể như thế nào. Sau đó bạn vẽ bóng đối diện với nguồn sáng đó.

Ví dụ: Giữ viết chì của bạn ở cách mặt giấy khoảng 10cm và quan sát bóng của nó như thế nào. Nếu nguồn sáng chiếu thẳng đứng trên đầu cái viết chì, vậy bóng của nó sẽ ở thẳng đứng bên dưới cây viết. Nhưng nếu nguồn sáng chiếu vào cây viết chì ở một góc nào đó thì bóng đổ lên tờ giấy sẽ cách xa nguồn sáng một chút. Thử quan sát cây viết chì và bóng đổ của nó lên mặt giấy. Nâng lên, hạ xuống, đưa nó lơ lửng vòng quanh và chú ý đến cái bóng bắt đầu gắn vào bút chì và trở nên mảnh, đậm hơn là khi nó còn lơ lửng trong không khí. Nó được gọi là Bóng đổ (cast shadow).

Trong Bài 1 này, giả thuyết là chọn nguồn sáng ở phía trên và bên trái quả cầu của bạn như hình vẽ.

Bước 3: Vẽ bóng đổ của khối cầu

Cũng giống như bóng đổ của cây viết chì trên mặt giấy, quả cầu của chúng ta cũng đổ bóng xuống nền ngay bên dưới nó. Bóng đổ là một chiếc mỏ neo ảo tuyệt vời giúp vật thể của bạn đứng vững trên nền bức tranh của bạn. Giờ thì hãy vẽ bóng đổ cho quả cầu của bạn, đối mặt với nguồn sáng. Bạn không cần quan tâm nếu nó trông cẩu thả hay nhếch nhác. Vì bức vẽ này chỉ để luyện kỹ năng thôi.

Bạn chỉ cần nhớ rằng: Xác định vị trí nguồn sáng và đổ bóng lên bề mặt dưới vật thể, đối diện với nguồn sống.

Bước 4: Bóng bản thân của khối cầu

Khi khối cầu nhận ánh sáng từ nguồn sáng, trên bề mặt khối cầu thường sẽ có ba vùng sáng chính: vùng sáng, vùng bản thân và vùng tối. Diện tích của mỗi vùng sẽ tùy thuộc vào nguồn sáng (độ lớn, độ mạnh của nguồn sáng), giữa các vùng sáng sẽ có sự giao thoa với nhau.

Ứng dụng

Sau khi vẽ được khối cầu trong không gian, bạn có thể áp dụng nguyên tắc trên khi vẽ các vật thể/ đối tượng có hình dạng tương tự trong cuộc sống. Bạn thử ứng dụng để vẽ trái táo như hình minh họa, sau đó là hột vịt, hột gà hay trái banh.

error: Content is protected !!