Nữ sĩ Hồng Thiên sinh năm 1906 tại Nam Định (Bắc phần) trong một gia đình thi lễ ở trong vùng Non Côi, sông Vị. Bên nội như bên ngoại đều dòng khoa bảng đỗ cao cả.
Ông nội là một vị cử nhân hán học. Ông ngoại là cụ Bảng Nguyễn Cúc Sơn làng Yên Đỗ. Nhờ đó mà nữ sĩ được hấp thụ một nền giáo dục căn bản từ thuở nhỏ, lại thêm bản chất thông minh sẵn có trong người, nên bà đã nổi danh thời còn son trẻ.
Trong làng ai ai cũng đều biết tiếng thơ hay, nết tốt của các chị em bà. Một vị túc nho đã khen ngợi gia đình bà trong một câu đối nhơn dịp đám tang của thân phụ bà:
GÁI ĐÔI BA CÔ TINH THÔNG KINH SỬ NỔI TIẾNG TÀI BA
TRAI NĂM BẢY CẬU, LUYỆN TẬP BINH NHUNG, DỰ HÀNG TƯỚNG TÁ
Ngoài cái bổn phận thờ chồng, dạy con khôn lớn, thành danh, Hồng Thiên nữ sĩ còn sáng tác nhiều bài thơ tỏ lòng yêu nước thương nòi, tang tóc chiến tranh.
Năm 1960 bà có soạn ra quyển “TAM NGUYÊN YÊN ĐỖ NGUYỄN KHUYẾN”, tiểu sử diễn ca, nói lên sự nghiệp, thân thế nỗi lòng cụ Tam Nguyên Yên Đỗ.
Bài thơ “ĐÊM XUÂN LỄ CHÙA CẢM TÁC” dưới đây nói lên nỗi hận sự chiến tranh tàn khốc nhân sinh của người thơ Phật tử:
Xuân nữ tung mình dưới ánh dương
Giáng hồng tha thướt quyện hơi sương
Bên hồ liễu rũ nghiêng cành biếc
Phát phới y xiêm rộn nẻo đường
Trăng tuần ngọc thỏ in gương
Đêm xuân gió sớm nhẹ nhàng hương thơ
Lòng trần khua tỉnh giấc mơ
Hồi chuông chiêu mộ xa đưa vang trời
Đốt nén tâm nhang trước Phật Đài
Niềm tin dâng trọn đăng Như Lai
Xin đem đuốc tuệ soi lòng tục
Nguyện lấy Dương Chi tầy bụi đời
Khoa học đã gây nhiều quả báo
Chiến tranh thêm nữa lụy bao người
Nhân sinh vì còn lòng tương ái
Đời sẽ như hoa, đạp tuyệt vời.
Và bài “NGÀY XUÂN VIẾNG BẠN” dưới đây của nữ sĩ nói lên lòng thương nước yêu nòi, nhưng tiếc vì thân son phấn yếu đuối không làm gì giúp ích cho non sông tổ quốc:
Xuân về, xuân lại tới thi gia
Mở rộng phòng văn đón khúc ca
Thanh trúc mừng dâng cầu ngũ phúc
Hoàng Mai thân tặng chữ Tam Đa
Lắng nghe xuân gọi hồn non nước
Gửi đến người vui thú cỏ hoa
Muôn tía, nghìn hồng như vẫn thiếu.
Nhiều bạn đã hoạ vận bài này:
HỌA VẬN
Xuân đế, Xuân đi vẫn quốc gia
Vang lừng đâu đấy khúc hành ca (1)
Người đến bên thềm mang chữ phúc
Tôi đi ngoài phố, .. thẹn câu ĐA (2)
Tình riêng mãi bận cho sông núi
Nghĩa nặng nào vui với cỏ hoa
Bên trời đâu biết ai tâm sự?
Người nhắc làm chi chuyện hải hà!
PHƯƠNG LAN
(1) Cách mạng, chỉnh lý thường xẩy ra trong thời gian nầy, nên phát thanh thường có những khúc quân hành.
(2) Đa thọ, đa nhục.