Nữ sĩ Tương Phố

Chính tên là Đỗ Thị Đàm. Đại diện cho chị em nữ giới, góp mặt cùng bọn đàn ông trong văn đàn báo giới “Nhóm Tạp chí Nam Phong”: Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Học, Phan Duy Tốn, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Trọng Thuận, Đông Hồ, v.v…

Nữ sĩ Tương phố là một thi sĩ tài ba nổi tiếng lúc bấy giờ. Vũ Ngọc Phan trong tác phẩm “Phi nhân hiện đại” viết:

“Hồi xưa, thơ mà âm điệu du dương thì phải liệt thơ Thanh Quan vào bậc nhất. Nhưng thơ Thanh Quan có cả giọng đài các, nghiêm trang quá, nên tuy người ta có cảm về âm điệu mà không gần được về tính tình. Nhưng tính tình thanh cao diễn ra lời thơ của Thanh Quan là những tính tình của một người trong khuê các đứng trước cảnh tang thương mà chau mày rơi lụy; cây đàn của bà là cây đàn cao điệu, nên không mấy người hòa kép, mà phần đông cũng không hiểu được hết tiếng tơ.”

Để nói về cái hay, cái thiếu thừa, cái gần gũi độc giả bình dân của thơ mà nữ sĩ Tương Phố, cũng bộ sách tên họ Vũ viết tiếp:

“Gần đây, thơ mà âm điệu cũng du dương, nhưng tính tình lại thấm thía và gần gũi với mọi người, trước hết phải kể thơ Tương Phố …”

Phê bình như trên ông Vũ Ngọc Phan không có ý đề cao nữ sĩ Tương Phố như người ta thường đề cao nhau, mà chỉ nói lên một sự thật.

Thiệt vậy, bài “Giọt lệ thu” của nữ sĩ biết và đăng vào Nam Phong năm Quý hợi (1923) và những tác phẩm khác kế tiếp hoặc đăng vào Nam Phong hoặc đăng báo khác đã gây một tiếng vang trong thi văn đàn và báo giới đương thời.

Mặc dù hiện nay đang có những lời phê bình “thơ Tương Phố quá bi” có khi là những tiếng khóc than vô căn cớ, không ích lợi gì cho ai, hay nói lên được cái gì cả.

Khen, chê là quyền của mọi người phê bình. Nhưng dù muốn dù không cũng phải công nhận nữ sĩ Tương Phố là một thi nhân có tài ở lớp tiền tiến.

error: Content is protected !!