Canh cá chép

VẬT LIỆU

– 1 con cá chép đen khoảng 600g.

– 100g đậu đỏ nhỏ hạt.

– 20g bạch truật.

– 15g tang bạch bì.

– 1 miếng trần bì.

– 3 tép hành lá.

– Muối, đường, tiêu xay.

CHUẨN BỊ

– Cá chép làm sạch bỏ hết bộ lòng, sau khi rửa ráo, ướp vào cá chút muối.

 – Đậu đỏ nhỏ hạt (dùng đậu đỏ thường cũng được) ngâm qua đêm, để hôm sau đem rửa sạch để ráo.

 – Bạch truật, tang bạch tì, trần bì đem rửa sạch, để ráo.

– Hành lá lấy cọng ngắn cắt nhỏ.

CÁCH NẤU

 – Đổ vào nồi đất 2 lít nước, bắc nồi lên bếp, nấu cho nước sôi. Thả bạch truật + tang bạch bì + trần bì + đậu đỏ vào nấu trong 1 giờ, liệu chừng nước trong nồi còn khoảng 1 lít rưỡi thì vớt hết xác bỏ đi sau đó để nước trong nồi sôi lại, thả cá chép và hành lá vào, nêm thêm muối + đường. Nấu thêm 30 phút cho cá chín là được.

 – Múc thức ăn ra tô, rắc thêm một ít tiêu cho thơm, dọn dùng nóng. Món canh này không dùng trong bữa ăn mà chỉ để làm món canh bổ chữa bịnh, người bịnh nên ăn thịt cá và uống hết nước canh trong ngày (có thể chia ra nhiều lần để tiện dụng).

CÔNG DỤNG

– Đậu đỏ có vị ngọt, dùng để giải nhiệt, tiêu trướng, duỗng huyết.

 – Tang bạch bì là vỏ rẽ cây dâu tằm, vị ngọt, tính hàn, có công dụng chữa phổi nóng sinh ho, lợi tiểu, chữa phù thũng, bụng trướng nước.

 – Bạch truật có vị ngọt đắng, công dụng bổ tỳ, kiện vị, chữa phù thũng, sốt ra mồ hôi, an thai.

 – Món ăn này kết hợp cá chép với đậu đỏ hạt nhỏ, có tính dinh dưỡng cao, lợi tiểu, tiêu phù, lại có thêm bạch truật, tang bạch bì và trần bì có tính trị liệu cao cho những bịnh nhân phù nề, thân thể hư nhược, ứ nước.

 – Những người có bịnh viêm gan mãn tính, bụng ứ nước, chân tay phù to, phong thấp thủy tồn nên dùng món ăn này để chữa trị.

 – Phụ nữ khi có thai cơ thể bị phù, tay chân và mặt bị sưng vì ứ nước cũng nên dùng món ăn này để bồi dưỡng và chữa trị.

error: Content is protected !!