Các sự kiện năm 1945 – Ất Dậu
Ngày 9/03, Phát xít Nhật đảo chánh Thực dân Pháp trên toàn Đông Dương.
Ngày 17/04, Nội các do Trần Trọng Kim lãnh đạo thành lập.
Ngày 1/05, một viên đại tá thay mặt Bộ Tham mưu quân đội Nhật và Thống đốc Minoda trao cho đại diện đạo Cao Đài giấy phép được truyền đạo một cách hợp pháp.
Ngày 1/07, Đoàn Thanh niên tiền phong chính thức thành lập ở Sài Gòn. Sau đó Đoàn phát triển ra khắp 21 tỉnh thành ở Nam bộ với 1.200.000 đoàn viên. Y phục là quần cụt xanh, áo trắng tay cụt, cờ vàng sao đỏ.
Ngày 14/08, Bộ chỉ huy quân đội Nhật ở Đông Dương tuyên bố trao trả Nam kỳ cho chính phủ Trần Trọng Kim.
Phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng.
Mặt trận Quốc gia thống nhất các đảng phái thân Nhật thành lập ở Sài Gòn. Tổ chức này tập hợp một số các tổ chức chính trị thân Nhật ở Nam kỳ: Nhóm Tranh đấu (La Lutte), Liên đoàn công chức, Tịnh độ cư sĩ, Phật giáo Hòa Hảo, Đoàn thể Cao Đài, .. Hạt nhận là Việt Nam quốc gia độc lập đảng của nhóm chính khách thân Nhật lập từ năm 1939. Trong đó có Trần Văn Ân, Nguyễn Văn Sâm, Hồ Văn Ngà.
Ngày 15/08, De Gaulle cử Thierry D’Argenlieu làm Cao ủy Đông Dương.
Ngày 17/08, Hội nghị Xứ ủy Nam kỳ mở rộng (gày 17 và 18) tại xã Tân Tạo, gần Chợ Đệm bàn việc tích cực chuẩn bị tổng khởi nghĩa, chỉ định Ủy ban hành chánh lâm thời Nam bộ.
50.000 thanh niên tiền phong làm lễ tuyên thệ “trung thành với tổ quốc” tại vườn Ông Thượng.
Cuộc họp Xứ ủy mở rộng lần thứ 2 để quyết định chủ trương khởi nghĩa, thống nhất vào 25/08/1945.
Ngày 19/08, Thường vụ Xứ ủy Nam kỳ họp ở chợ Đệm lần thứ 2 quyết định: Khởi nghĩa thí điểm ở Tân An.
Ngày 22/08, khởi nghĩa giành chính quyền ở Tân An thắng lợi.
Ngày 23/08, Hội nghị chợ Đệm lần thứ 3, quyết định tối 24/08 khởi nghĩa ở Sài Gòn.
Đêm 24/08 rạng ngày 25/08 tổng khởi nghĩa giành chánh quyền ở Sài Gòn – Chợ Lớn và giành thắng lợi. Sau đó là thắng lợi ở 21 tỉnh Nam kỳ.
Ngày 30/08, Vua Bảo Đại thoái vị. Chấm dứt chế độ quân chủ ở Việt Nam.
Ngày 2/09, hơn một triệu người biểu tình mừng độc lập ở Sài Gòn.
Ngày 12/09, tướng Gracey và trung đoàn 5 RIC của Anh từ Rangoon đến Tân Sơn Nhất.
Ngày 21/09, Gracey tuyên bố thiết quân lực cấm người Việt mang vũ khí và gậy gộc đi ngoài đường Sài Gòn.
Ngày 22/09, quân Pháp chiếm trụ sở Ủy ban Nam bộ, trụ sở Quốc gia tự vệ cuộc, đài phát thanh, các bót cảnh sát ở nội thành.
Ngày 23/09, Hội nghị tại số nhà 629 đường Cây Mai (nay là đường Nguyễn Trãi) phát lời kêu gọi cuộc kháng chiến chống Pháp tái chiếm Nam kỳ.