Năm 1944

Các sự kiện năm 1944 – Giáp Thân

Ngày 1/01, Phát xít Nhật đưa một số người sang Chiêu Nam Đảo (Singpaore) để chuẩn bị các con bài chính trị ở Đông Dương. Trong số người đó có Trần Trọng Kim, Dương Bá Trạc, Đặng Văn Kỷ, Trần Văn Ân.

Ngày 5/01, Toàn quyền Đông Dương ra nghị nhằm bổ sung các yêu cầu liên quan đến thành phần tuyển lựa vào “Hội đồng kỳ mục” của làng xã Nam kỳ. Đây là đợt “cải lương hương chính” lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng của chế độ thực dân ở Việt Nam. Trong lần này đề cập các yêu cầu tuyển chọn là tất cả phải biết đọc, biết viết. Những thành phần sau:

  • Những thương nhân sung túc nhất trong xã.
  • Những người có học đạt được bằng cao đẳng tiểu học Pháp – Việt trở lên.
  • Những cựu quân nhân và cựu lính “thủ hộ” (garde civil) tuy không có cấp bậc nhưng có các huân chương.

Tháng 3, Đặng Ngọc Tốt, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước sáng tác 3 bài hát: Mau về Nam, Xếp bút nghiên và Gieo ánh sáng.

Ngày 1/05, thành lập tỉnh Tân Bình bao gồm địa phận nay là quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận, Thủ Thiêm, An Khánh và Nhà Bè. Tỉnh này nhập vào Sài Gòn – Chợ Lớn. Tòa tỉnh Tân Bình đặt ở ngã tư Phú Nhuận ngày nay.

Đêm ngày 5 rạng ngày 6/05, lần đầu tiên Sài Gòn bị ném bom. Có 200 người chết, 356 người bị thương.

Ngày 7/05, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa.

Tháng 9, lập Hội truyền bá Quốc ngữ.

Ngày 30/09, Nhóm Hoàng – Mai – Lưu ra Bản tuyên ngôn về âm nhạc để cổ xúy phong trào sáng tác nhạc và ca khúc lành mạnh tiến bộ.

Ngày 12/10, đoàn kịch nói tài tử diễn tại rạp Nguyễn Văn Hảo để lạc quyên tiền giúp nạn nhân Đông Pháp. Các vở diễn gồm, Tiền, Kiều Liên, Vân Muội và chương trình nhạc Phạm Duy, Paul Báu.

Hình thức ca kịch tổng hợp có tính chất đại nhạc hội xuất hiện tại rạp Hai Châu (Phú Nhuận). Kịch gồm các vở Tiền (Khái Hưng), Thần hồn (Tam Anh), Những bức thư tình (Đoàn Phú Tứ). Chương trình bài hát Việt Nam xưa nay do ban nhạc tài tử đờn ca.

Nguyễn Mỹ Ca cùng Lưu Hữu Phước sáng tác Khóc quốc hồn, Xin giải lời nguyền, Khúc khải hoàn, Tiếng đàn cây.

Học sinh trường Pétrus Ký diễn vở kịch Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!