Khả năng tư duy của chính bạn là điều duy nhất bạn có toàn quyền kiểm soát. Để phát huy khả năng này một cách hiệu quả nhất, bạn cần luyện tập sự nhạy bén. Những người có đầu óc tư duy cao thường không để bất kỳ người nào khác suy nghĩ thay mình.
Kinh nghiệm cho thấy, những người thành đạt thường có một bộ óc sáng suốt có thể giúp họ đưa ra quyết định một cách đúng đắn. Họ biết cách thu thập thông tin, tiếp thu ý kiến từ người khác nhưng đến giai đoạn tổng hợp và phân tích thông tin cuối cùng, chính họ mới là người tự mình đưa ra những quyết định.
Tư duy nhạy bén dựa trên hai nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc thứ nhất là lập luận theo phương pháp quy nạp dựa trên giả thuyết về một vấn đề hãy còn là ẩn số hay những giả thuyết mà mọi sự kiện liên quan đến chúng còn chưa rõ ràng. Nguyên tắc thứ hai là lập luận theo phương pháp suy diễn dựa trên những vấn đề đã được kiểm chứng trong thực tế hay những lập luận mà tất cả mọi người đều cho đó là sự thật.
Một người có tư duy nhạy bén thường thực hiện hai bước như sau: Trước tiên, họ bắt đầu phân tích sự kiện ra khỏi những điều hư cấu và những lời đồn đại chưa được kiểm chứng. Tiếp theo, họ bắt đầu phân chia sự kiện ra thành hai nhóm khác nhau: nhóm sự kiện quan trọng và nhóm sự kiện không quan trọng. Theo đó, sự kiện quan trọng là một sự kiện có ích cho việc tiếp cận mục tiêu của họ. Phần còn lại đều là những thông tin không mấy giá trị.
Điều đáng tiếc là hiện có rất nhiều người chỉ biết tư duy dựa trên những lời đồn đại vô nghĩa và những sự kiện không hề quan trọng để rồi kết cục họ nhận được những thất bại. Trong khi đó, người có lý trí lại hiểu rằng những ý kiến người khác đưa ra đôi khi chỉ là vô nghĩa, thậm chí còn gây nguy hiểm nếu ta cho đó là đúng đắn bởi vì tất cả những ý kiến đó chỉ toàn dựa trên những thành kiến, tính cố chấp, thói ích kỷ, sự rụt rè, e ngại và cả những thông tin mập mờ.
Người có khả năng tư duy cao biết bỏ ngoài tai cuộc trò chuyện của một người chỉ biết bắt đầu bằng câu nói quá nhàm chán: ‘Nghe nói rằng … ‘ bởi vì họ hiểu những gì mà họ sắp được nghe chỉ là những điều hoàn toàn vô nghĩa và chỉ khiến cho cuộc trò chuyện càng nhan chóng kết thúc. Họ hiểu rằng trên đời này không có bất kỳ một người nào có trách nhiệm với lời nói của mình lại dám đưa ra những nhận định không có căn cứ. Nguyên tắc này giúp ta loại trừ bớt những điều vô nghĩa mà khá nhiều người vẫn xem đó là ‘phương pháp tư duy’ của mình.
Người có đầu óc tư duy cũng hiểu rằng những lời khuyên ‘vô thưởng vô phạt’ từ phía bạn bè và những người sống quanh mình đôi khi cũng không đáng để mình phải cân nhắc quá nhiều. Nếu muốn có được lời khuyên thuyết phục nhất, tốt nhất ta nên tìm cho mình những căn cứ xác định và thậm chí bỏ tiền để mua được lời khuyên đó theo cách này hay cách khác. Họ hiểu rằng không có bất kỳ điều giá trị nào ta có được mà không phải trả một xu nào.
Đồng thời, với họ, những suy nghĩ cảm tính không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Họ để cho lý trí của mình chiến thắng tình cảm bằng cách kiểm tra và đánh giá tình cảm của mình thông qua khả năng suy luận và lối tư duy logic.
James B. Duke mặc dù chưa bao giờ theo học ở một trường lớp chính quy nào cả và cũng chưa bao giờ học viết nhưng anh có một cái đầu khá nhạy bén mà nhờ đó, anh đã trở thành một trong những người giàu có nhất thế giới. Anh không bao giờ để mình lãng phí thời gian vào những điều tầm thường hay vô nghĩa và tự mình đưa ra quyết định một cách nhanh chóng sau khi đã thu thập đủ thông tin xác đáng.
Một ngày nọ, trong một lần gặp mặt người bạn cũ của mình, Duke đã khiến anh ta vô cùng bất ngờ trước quyết định sắp tới sẽ thành lập 2.000 cửa hàng bán thuốc lá. Người bạn thốt lên rằng: ‘Chỉ với 2 cửa hàng thôi mà tôi và bố tôi đã quản lý không xuể rồi chứ đừng nói gì đến việc quản lý những 2.000 của hàng thuốc lá như anh vừa nói. Thật là một quyết định sai lầm, anh Duke ạ.’
‘Sai lầm ư?’, Duke nói, ‘Cả cuộc đời này tôi đã phạm quá nhiều sai lầm rồi, và nếu hãy còn một điều gì đó trên đời này có thề giúp tôi sửa chữa thì đó chính là mỗi khi phạm sai lầm nào đó, tuyệt đối sẽ không bao giờ ngừng lại để nói về nó. Tôi sẽ tiếp tục con đường của mình và tạo ra thêm nhiều sai lầm nữa.’
Elbert Hubbard đã có lần định nghĩa người quản lý là ‘một người có thể đưa ra rất nhiều quyết định và phần lớn phải là những quyết định đúng đắn.’
Rõ ràng là, khả năng tư duy nhạy bén đòi hỏi ta phải có tính kỷ luật tự giác cao – một đức tính có liên quan mật thiết đến khả năng tư duy chính xác. Những quyết định nhanh chóng và chuẩn xác chính là những nền tảng giúp ta tiến đến thành công trong mọi giai đoạn của cuộc sống.
‘Lần duy nhất bạn không thất bại là lần cuối cùng bạn đã cố hết sức – và bạn thành công.’
‘The onlu time you do not fail is the last time you try anything – anh it works.” – William Strong