Những thách thức của kỷ nguyên mới

01 – Sợ hãi và tự ti

Rất nhiều người sống trong thời đại ngày nay luôn mang tâm trạng lo âu và sợ hãi. Họ lo lắng về tương lai: sợ bị mất việc làm, sợ không còn khả năng chu cấp cho gia đình, … Chính thái độ tự tu này đã đưa họ đến một lối sống an phận và dựa dẫm vào người khác, cả trong công việc và trong gia đình. Như vậy, theo nền văn hóa của chúng ta, tính tự lập càng được xem là giải pháp phổ biến cho vấn đề này.

”Tôi sống vì tôi. Tôi làm tốt công việc của tôi và tôi có quyền tận hưởng những thú vui của cuộc sống”.

Tính tự lập mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, thậm chí còn mang tính sống còn. Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một thực tại tương thuộc và đề đạt những thành quả quan trọng, ngoài khả năng hiện có, bản thân mỗi người phải biết sống hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.

02 – Ước muốn và tham vọng sở hữu

”Tôi muốn có tiền. Tôi muốn có một ngôi nhà thật đẹp, một chiếc xe hơi sang trọng, một trung tâm giải trí lớn nhất và hiện đại nhất. Tôi muốn có tất cả và tôi xứng đáng được hưởng thụ mọi thứ”.

Mặc dù ước muốn của con người là vô hạn và tham vọng được sở hữu luôn sẵn sàng; mặc dù trong thời đại ”thẻ tín dụng” ngày nay, người ta có thể dễ dàng ”mua trước trả sau”; mặc dù ai cũng cố gắng làm việc chăm chỉ, … nhưng cuối cùng, chúng ta cũng phải đối diện với một thực tế chua xót là sức mua không theo kịp sức sản xuất; thành quả đạt được vẫn không thể đủ so với nhu cầu. Với tốc độ thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh không ngừng do toàn cầu hóa trong lĩnh vực thị trường và khoa học kỹ thuật, chúng ta không những phải được đào tạo mà còn phải liên tục tự đào tạo và tự làm mới bản thân. Chúng ta phải phát triển trí tuệ và trau dồi kỹ năng để tránh bị đào thải. Nhu cầu tạo ra của cải là nhu cầu trước mắt nhưng để thành công, cần phải phát triển bền vững lâu dài. Bạn hoàn toàn có khả năng đạt được các chỉ tiêu hàng quý nhưng điều quan trọng là liệu bạn đã đầu tư đúng hướng để có được sự bền vững và thành công kéo dài đến 5 hay 10 năm sau hay không?

Thế mà thông thường, mọi người chỉ chú trọng đến kết quả trước mắt. Tuy nhiên, nguyên tắc tất yếu dẫn đến những đến thành tựu trong tương lai – trái ngược với lối suy nghĩ trên – chính là tạo sự cân bằng giữa việc thỏa mãn các yêu cầu trước mắt với việc đầu tư vào các khả năng tiềm ẩn. Điều này cũng đúng khi áp dụng cho các vấn đề khác của con người như sức khỏe, bản thân, gia đình và các nhu cầu xã hội.

03 – Trốn tránh trách nhiệm

Mỗi khi có chuyện gì không hay xảy ra, người ta thường đi tìm những lý do khách quan đến từ hoàn cảnh bên ngoài mà ”quên” xem xét lại chính mình. Xã hội ngày nay đầy rẫy những kẻ luôn cho mình là nạn nhân như thế, họ luôn tìm cách đổ lỗi: ”Giá như sếp tôi không phải là một gà ngốc và nghiêm khắc như thế, … Giá như tôi không sinh ra trong một gia đình nghèo khó như thế, … Giá như tôi được sống ở một nơi tốt hơn, … Giá như tôi không thừa hưởng cái tính nóng nảy nầy đó của cha tôi, … Giá như các con tôi không bướng bỉnh như thế, … Giá như nền kinh tế của chúng ta không xuống dốc như thế này, … Giá như các nhân viên của tôi không lười biếng và thiếu nhiệt huyết trong công việc như vậy, … Giá như vợ tôi thông cảm với tôi hơn, …”

Những mệnh đề đó dần dần trở thành cách nói quen thuộc ở một vài người. Họ xem những khó khăn và thách thức xảy ra với mình là do người khác gây nên. Cũng có thể khi nghĩ như thế, tạm thời họ cảm thấy nhẹ nhõm nhưng về lâu dài sẽ trói buộc họ vào những rắc rối không thể nào tháo gỡ được.

Hãy cho tôi biết một người dám nhận trách nhiệm về những việc làm của mình hoặc có đủ dũng khí để vượt qua thử thách, tôi sẽ cho bạn thấy sức mạnh phi thường trong tinh thần người ấy.

04 – Tuyệt vọng

Người thường xuyên đổ lỗi cho hoàn cảnh là người luôn hoài nghi va2ma4i sống trong vô vọng. Những ai mang tư tưởng mình là nạn nhân của hoàn cảnh và dễ đầu hàng trước khó khăn sẽ nhanh chóng đánh mất niềm tin vào cuộc sống, đánh mất động lực vươn lên và cam chịu sống trong bế tắc. ”Tôi chỉ là một quân cờ, một con rối dưới sự điều khiển của người khác, một kẻ thấp cổ bé họng chẳng thể làm gì được!” Thậm chí nhiều người thông minh, có học thức cũng suy nghĩ như vậy và chính suy nghĩ đó đã biến họ thành người nhu nhược, thiếu nhiệt tình.

Theo lối suy nghĩ lạc hậu thông thường, giải pháp cho vấn đề này là chỉ cần hạ thấp mọi tham vọng, ước muốn của bạn xuống mức thấp nhứt – đến nỗi không còn ai, không còn điều gì có thể làm bạn thất vọng nữa. Tuy nhiên, theo nguyên tắc tích cực chống lại giải pháp trên, bạn cần phải khẳng định rằng: ”Tôi chính là động lực sáng tạo của cuộc đời mình”.

05 – Mất cân bằng trong cuộc sống

Cuộc sống thời công nghệ thông tin ngày càng phức tạp, căng thẳng và khắc nghiệt. Chúng ta luôn cố gắng tận dụng tốt quỹ thời gian của mình, nỗ lực làm việc và đương nhiên cũng gặt hái nhiều thành công nhờ vào những thành tựu công nghệ hiện đại. Thế thì tại sao chúng ta lại luôn luôn thấy mình rối mù vì những chuyện lặt vặt về sức khỏe, cuộc sống gia đình, phẩm chất đạo đức và nhiều điều khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống?

Sự thật, nguyên nhân không phải do công việc – vốn là động lực để duy trì cuộc sống hay do sự biến động phức tạp của xã hội hiện tại mà do lối suy nghĩ phổ biến trong nền văn hóa hiện đại như: ”Hãy đến công sở sớm hơn, ở lại lâu hơn, làm việc tốt hơn và hy sinh nhiều hơn”. Chính lối suy nghĩ này đã lấy đi sự cân bằng trong cuộc sống và sự thanh thản trong mỗi tâm hồn. Chỉ những ai có một ý thức rõ ràng về khát vọng và quyết tâm theo đuổi nó bằng tất cả sức lực, tâm huyết mới có thể tự tạo ra cho mình một cuộc sống cân bằng, thanh thản.

06 – Tính vị kỷ

Trong nền văn hóa chúng ta, nếu muốn đạt được một điều gì đó thì bạn phải ”đi tìm và đạt cho bằng được điều tốt nhất”. Và cũng theo nền văn hóa ấy, cuộc sống là một trò chơi, một cuộc chạy đua, một cuộc cạnh tranh và bạn phải thắng trong các cuộc đọ sức đó. Những người bạn cùng lớp, các đồng nghiệp, thậm chí cả những thành viên trong gia đình đều có thể trở thành đối thủ của nhau – nếu họ thắng càng nhiều thì phần còn lại dành cho bạn càng ít. Tất nhiên, chúng ta vẫn luôn thể hiện sự vui mừng trước những thắng lợi của kẻ khác – như một người rộng lượng. Tuy vậy, rất nhiều người trong chúng ta vẫn ngấm ngầm ghen tỵ khi người khác thành công.

Trong lịch sử đã có nhiều thành tựu vĩ đại đạt được nhờ vào sức lực và tâm huyết của một người làm việc độc lập nhưng trong thời đại ngày nay, những cơ hội thành công lớn và những thành tựu vô giá chỉ dành cho những ai thấu hiểu được nghệ thuật ”hợp tác”. Song, cho dù có ở thời đại nào đi nữa thì sự vĩ đại chân chính cũng chỉ có thể đạt được nhờ vào một tâm hồn rộng mở, làm việc quên mình, tôn trọng lẫn nhau và vì lợi ích chung.

07 – Niềm khao khát được lắng nghe

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng mong muốn những ý kiến của mình được người khác lắng nghe, thấu hiểu, được đánh giá cao và tạo nên ảnh hưởng. Chìa khóa để gây ảnh hưởng nằm ở khả năng giao tiếp – trình bày quan điểm một cách rõ ràng, đủ sức thuyết phục người khác. Nhưng bạn có nhận ra rằng trong khi người khác đang nói chuyện với bạn, thay vì chú tâm lắng nghe để hiểu rõ ý kiến của họ, bạn lại tập trung vào việc chuẩn bị để đưa ra ý kiến của mình không?

Việc gây ảnh hưởng chỉ thực sự bắt đầu khi người khác nhận thấy rằng họ đã làm cho bạn tập trung chú ý, thấy được ở bạn sự chia sẻ, lắng nghe một cách chăm chú, chân thành và cởi mở. Thế nhưng, do cảm xúc dễ bị tác động nên hầu hết mọi người đều không đủ kiên nhẫn để lắng nghe và hiểu rõ ý kiến người khác trước khi đưa ra ý kiến của mình. Nền văn hóa của chúng ta kêu gọi, thậm chí đòi hỏi phải thấu hiệu và gây ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo nguyên tắc gây ảnh hưởng, để thấu hiểu thì trước hết phải chú ý lắng nghe.

08 – Xung đột và khác biệt

Con người cùng chia sẻ nhiều điểm chung nhưng đồng thời cũng có nhiều nét khác biệt. Người ta suy nghĩ không giống nhau, quan niệm về các giá trị khác nhau, có các động cơ và mục đích khác nhau. Những điểm khác biệt này đương nhiên sẽ dẫn đến xung đột. Để giải quyết những xung đột ấy, người ta thường sử dụng những cách thức nhằm ”thu lợi về mình càng nhiều càng tốt”. Mặc dù có nhiều kết quả tốt đạt được bằng nghệ thuật đàm phán, khi mà hai bên tranh chấp đều tỏ ra nhượng bộ để đi đến thỏa thuận chung, nhưng thật ra, không bên nào hoàn toàn hài lòng với kết quả đạt được.

Vậy tại sao không tìm ra điểm chung nhất từ những khác biệt nêu trên? Vậy tại sao lại không áp dụng nguyên tắc hợp tác sáng tạo để tìm ra các giải pháp tốt hơn cả dự tính ban đầu của cả hai bên?

09 – Bế tắc của bản thân

Bản chất của con người được thể hiện ở bốn yếu tố: thể xác (body), trí tuệ (mind), tâm hồn (heart) và tinh thần (spirit). Hãy so sánh những khác và kết quả theo hai cách tiếp cận khác nhau dưới đây:

Viết một bình luận

error: Content is protected !!