Điều 27 – Học cách suy nghĩ rõ ràng và logic

Khi đi xin việc, có bao giờ bạn đặt câu hỏi: Tại sao các ông chủ lại cần tuyển một người tốt nghiệp đại học thay vì phổ thông trung học? Nhà tuyển dụng muốn tuyển một người tốt nghiệp đại học vì họ muốn có được những nhân viên có khả năng “suy nghĩ”. Họ cần những người có thể học hành mọi thứ, biết cách xác định và giải quyết các vấn đề, đưa ra ý kiến từ những thông tin lộn xộn, biết đánh giá và có khả năng sáng tạo.

 Để giải quyết một vấn đề nào đó, bạn phải biết mổ xẻ nó ra thành nhiều thành tố, suy nghĩ xem nên làm thế nào để mỗi thành tố đó phù hợp được với nhau và xác định những nguyên nhân dẫn tới các vấn đề của chúng. Sau đó, bạn cần đưa ra những câu trả lời có thể có và đưa ra một giải pháp.

Hãy thử nghĩa về quãng thời gian mà bạn phải đối mặt với khó khăn (trong học hành, công việc hay cuộc sống cá nhân). Vấn đề của bạn là gì? Bạn đã làm thế nào để giải quyết nó? Bạn đã thành công đến mức độ nào? Hãy thử nghĩ về một tình huống mà bạn có rất nhiều cơ hội lựa chọn. Bạn đã làm thế nào để đưa ra quyết định đúng đắn nhất?

Những người không có khả năng suy nghĩ, suy xét vấn đề thường không có khả năng bảo vệ ý kiến của mình, gió chiều nào theo chiều đó. Đặc biệt, nếu lười suy nghĩ, không có khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề, bạn rất dễ trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo hay những thông tin ”vỉa hè” của những người bán hàng người đường ngoài chợ.

Đừng nhầm lẫn thuyết tương đối với củ nghĩa hoài nghi. Những người theo thuyết tương đối tranh luận rằng không có gì hoàn toàn tốt và hoàn toàn xấu, tất cả mọi giá trị đều tương đối. Quả thật, đúng – sai, thật – giả, thiện – ác, tốt – xấu, … những giá trị này đều mang tính tương đối. Có thể trong hoàn cảnh này, hành động đó là đúng nhưng trong hoàn cảnh khác thì lại là sai.

Nếu từng học qua về thuyết tương đối trong môn vật lý, chắc chắn bạn sẽ biết điều đó. Để chắc chắn một vật chuyển động hay đứng yên, cần đặt nó vào một cột mốc nhất định. Ví dụ, một người ngồi trên xe được coi là đứng yên nếu so với chiếc xe, mà cũng được coi là chuyển động nếu so với mặt đường. Các khái niệm đúng – sai, thật – giả, thiện – ác cũng tương tự. Chúng ta coi giết người khác là ác nhưng nếu giết người để cứu nhiều người thì đó lại là thiện.

Các nhà nghiên cứu văn hóa chỉ ra rằng, những nền văn hóa khác nhau có hệ thống giá trị khác nhau. Đôi khi, một trong những hệ thống giá trị này tốt hơn hệ thống giá trị khác. Nhà thần học người Mỹ, Peter Kreeft, đã tưởng tượng ra một xã hội nơi ”sự tốt bụng, công lý, lòng dũng cảm, sự tự chủ, chung thủy, hy vọng và từ thiện bị coi là xấu xa. Trong khi đó, sự dối trá, lừa bịp, trộm cướp, sự hèn nhát, phản bội, nghiện ngập, thất vọng và ghen ghét được coi là tốt đẹp”.

Bạn không thể chấp nhận điều đó. Nhưng bạn có thể bắt đầu học cách nói về những quan điểm. Điều này không có nghĩa là bạn không nên phản bác quan điểm về đảng phái và tôn giáo của những người khác bạn. Mỗi người có những niềm tin khác nhau và bạn không nên coi thường niềm tin của những người bất đồng quan điểm với mình. Đừng vội quy kết họ là sai, bởi vì có lý họ cũng có lý lẽ riêng của mình.

Nếu bạn không đồng ý với quan điểm của một người nào đó, bằng mọi cách, hãy giữ vững lập trường. Hãy củng cố các lập luận của bạn, đưa vào các con số và sự kiện để tăng tính thuyết phục. Đưa ra các ví dụ cụ thể và thực tiễn để minh họa cho quan điểm của bạn. Nếu lập luận của bạn hợp lý và đúng đắn, sẽ không ai muốn tiếp tục phản đối. Hãy cố gắng sử dụng các minh họa rõ ràng vì chúng mang tính thuyết phục cao.

 Hãy giải quyết vấn đề của bạn bằng những lý lẽ và suy nghĩ thấu đáo, logic – bạn sẽ làm lung lay quan điểm của đối thủ.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!