Bức thơ thứ 56: Trang điểm giống như người lớn sẽ càng xinh đẹp hơn?

Minh Anh thân yêu,

Lần trước, con đọc bức thư của mẹ xong, chu môi bảo: “Nghe thì có lý, nhưng có ai không muốn khiến mình xinh đẹp hơn đâu? Chẳng phải người lớn cũng suốt ngày trang điểm, đeo trang sức hay sao?”

Đúng là việc lén mặc quần áo, đi giày cao gót của mẹ, lén học vẽ lông mày, tô son môi, đeo trang sức của mẹ … là việc “mạo hiểm” mà hầu hết con gái trong tuổi trưởng thành đều từng làm thử. Có nhiều bạn nữ còn nghĩ rằng bắt chước người lớn nhuộm tóc, xăm lông mày, dán mi giả, tô son, nuôi móng tay dài và đi đứng uốn éo là đẹp, nhưng kết quả thường là “cóc đi guốc, khỉ đeo hoa”, hơn nữa còn làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, trong sáng, hoạt bát và trà đầy nhựa sống của tuổi trẻ. Tại sao người lớn phải trang điểm? Tại sao con thường nhìn thấy trong các bộ phim nước ngoài có rất nhiều các bà, các mẹ mặc dù tuổi tác đã cao nhưng trang điểm rất đệm? Đó là bởi vì cùng với sự tăng dần của tuổi tác, vẻ tự nhiên, vẻ sáng bóng, mềm mại và mịn màng của làn da mất dần, vì vậy người ta phải dùng mỹ phẩm để che đậy. Khi nào lớn lên con sẽ hiểu, vẻ đẹp tự nhiên của tuổi trẻ mới là tài sản lớn nhất của các con, đó là vẻ đẹp mà có dùng bao nhiêu loại kem dưỡng, bao nhiêu loại mỹ phẩm cũng không thể đổi lại được. Hơn nữa, bởi vì các con ở trong giai đoạn cơ thể đang phát triển, có rất nhiều loại mỹ phẩm người lớn dùng có thể gây hại cho sức khỏe của các con.

Đừng nghĩ rằng mẹ lắm chuyện, mẹ vẫn phải nói với các con rằng, vẻ đẹp tuổi dậy thì chính là sự khỏe mạnh, tự nhiên, hoạt bát chứ không phải là vẻ đẹp từ sự nhào nặn, bắt chước, trang điểm … Nếu như các con muốn tuổi dậy thì của mình thêm phần rực rỡ, cách tốt nhất là nên tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, ví dụ như tập thể dục nhịp điệu …

Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể con gái dần định hình, khung chậu phát triển gần như hoàn thiện, chiều cao và cân nặng tăng lên không ít. Nhưng nếu so sánh sẽ thấy hệ tim mạch và cơ quan vận động của các con vẫn phát triển tương đối chậm chạp, bên cạnh đó do ảnh hưởng của các hormone giới tính, một số bạn nữ trở nên không còn yêu thích thể thao như trước đây, do đó mặc dù thân ình cao lên, trưởng thành hơn nhưng xuất hiện hiện tượng phát triển mất cân bằng giữa các chi và cơ quan nội tạng như: lưng và vai nhỏ, vòng ngực nhỏ, chức năng tim, phổi tương đối kém, sức mạnh của các cơ và sức bền của cơ thể cũng kém. Đây là một nguyên nhân khiến cho các bạn ữ ở tuổi dậy thì trở nên thiếu sức sống, không năng động, thân hình không được như ý …

Thể dục thẩm mỹ là một môn thể thao đơn giản và dễ học, cũng không đòi hỏi nhiều về sàn tập, không chịu sự ảnh hưởng của thời tiết. Các bài tập luyện như: nằm sấp chống đẩy, tập cơ bụng, tập cơ ngực, đi bộ, chạy bộ, nhảy dây và các bài tập sức bền khác đều có thể rèn luyện khả năng phối hợp nhịp nhàng, tính linh hoạt của các chi với phần ngực, lưng, eo, vai giúp cho cơ thể trở nên cân đối; đồng thời có thể thúc đẩy sự phát triển, kiểm soát trọng lượng, nâng cao chức năng tim, phổi, sức bền … Những bài tập này, các con có thể được học ở trường trong giờ thể dục. Các con cũng có thể luyện tập thông qua các tiết mục ti vi, băng đĩa hoặc tìm giáo viên thể dục thẩm mỹ chuyên nghiệp. Quan trọng hơn cả là phải tập luyện một cách tuần tự, khối lượng tăng dần và luyện tập lâu dài. Sau một thời gian kiên trì, chắc chắn sẽ thu được kết quả như ý.

Nếu thực sự muốn có một thể hình đẹp thì chỉ tập thể thao không là chưa đủ, còn phải chú ý đến các tư thế, phong thái cơ bản hàng ngày như đi, đứng nằm ngồi … Người ta thường nói “Đứng có thể đứng, ngồi có tướng ngồi” là vì thấ. Tư thế chính xác vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cột sống. Nếu ngồi, đứng, đi lại không đúng tư thế trong suốt một thời gian dài có thể gây hiện tượng cong, vẹo cột sống, không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đạp cơ thể của con gái mà còn ảnh hưởng đến việc hô hấp và tuần hoàn của tim, phổi, ảnh hưởng chức năng tiêu hóa, rất nguy hại cho sức khỏe.

Xét từ góc độ phát triển sinh lý bình thường, khi đứng, ngồi, nằm, đi lại … cần làm được những diều sau đây:

  • Đứng: Cơ thể tự nhiên, thả lỏng, hai vai cân xứng, không nên thường xuyên làm các động tác nhún vai, so vai; duy trì tư thế ưỡn ngực, hóp bụng, ngẩng đầu, mắt nhìn thẳng về phía trước.
  • Ngồi: Tư thế phải đoan trang, nho nhã, không ngồi nghiêng ngả, xiên lệch, hai đầu gối khép tự nhiên, có thể đặt hai chân song song hoặc nghiêng về một bên, không nên vắt chân chữ ngũ, dạng chân hoặc gác chân bừa bãi lên bàn, càng không nên rung đùi.
  • Nằm: Nằm ngửa hay nằm nghiêng là tùy vào thói quen, nhưng cách nằm nghiêng bên phải là tốt nhất, cách nằm này không gây áp lực lên tim, thỉnh thoảng thay đổi tư thế, không nên gối quá cao, hai tay không nên đặt lên ngực để tránh gây ảnh hưởng đến hô hấp.
  • Đi lại: Hai cánh tay buông thõng tự nhiên, thả lỏng, cánh tay khẽ vung theo nhịp bước, ưỡn ngực, hóp bụng, đi lại tự nhiên, không nên cố ý uốn éo, ngoáy mông …

Thoạt nghe thì tưởng đơn giản, nhưng để làm được và làm tốt thì không hề dễ dàng chút nào. Không tin con cứ thử xem?

Mẹ.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!