Nguyễn Nhược Thị (1830-1909)

Bà chính tên là Nguyễn Thị Bích, hiệu Long Hoàn, người huyện An Phước, đạo Ninh Thuận (nay là Phan Rang). Thân phụ bà là Nguyễn Nhược Sâm, làm bố chánh tỉnh Thanh Hóa. Do quan phụ chách tiến cử, năm 1843, bà được tuyển vào trong cung Tự Đức và được phong chức Lễ Thần, là một chức Bậc Phi. Là một người thông minh tuyệt vời, cho nên được cử làm thầy học trong cung và làm bí thư cho Từ Dụ thái hậu (mẹ vua Tự Đức). Nhờ vậy lê Tần Nguyễn Nhược Thị am hiểu tình hình trong nội cung tường tận.

Là một tay nữ trí thức, lại ở trong cung, được chứng kiến việc Kinh thành thất thủ năm Ất Dậu 1885 và việc vua Hàm Nghi xuất bôn Nguyễn NHược Thị đã soạn ra tập “Loạn dư hạnh Thục quốc âm ca”. Tại sao Nguyễn Nhược Thị lại viết Hạnh Thục ca? Là vì bà thấy cái hoàn cảnh triều Nguyễn lúc ấy phải bỏ kinh thành chạy ra Quảng Trị và Quảng Bình giống như hoàn cảnh triều đình nhà Đường bên Tàu ngày xưa, vua Minh Hoàng bị giặc An Lộc Sơn đuổi phải bỏ kinh thành Trường An chạy vào đất Thục để lánh nạn.

Theo cái nghĩa chữ Hán, khi vua tới đâu gọi là “hạnh”, Hạnh Thục là vua đi đến đất Thục.

“Loạn dư hạnh Thục quốc âm ca” gọi tắt là Hạnh Thục ca, là một thiên hồi ký Văn tần, có tính chất lịch sử dài hơn 1000 câu.

Các nhà viết Văn học sử Việt Nam thường chia tác phẩm này ra làm 6 đoạn rồi phân tích phê bình. Đã là phê bình thì lẽ dĩ nhiên phải có chê khen. Nhưng một điểm đặc biệt của nữ sĩ là phần văn tài và lòng yêu nước thì chưa ai dám phủ nhận,

Cuối thế kỷ 19 là giai đoạn lịch sử nước Việt đen tối, loại bài như Hạnh Thục ca không phải là tác phẩm duy nhất. còn có Nguyễn Văn Giai viết “Chính khí ca” diễn tả việc Hà Thành thất thủ năm 1882.

Bản chữ Nôm của Hạnh Thục ca (định dạng PDF)

error: Content is protected !!