Năm 1913

Các sự kiện năm 1913 – Quý Sửu

Đêm 23 rạng sáng ngày 24 tháng 3, 600 người thuộc hội kín do Nguyễn Hữu Trí lãnh đạo, tôn Phan Xích Long làm hoàng đế kéo vào Sài Gòn – Chợ Lớn dấy lên cuộc nổi dậy bạo động chống Pháp.

Ngày 16/07, khai thác toàn bộ tuyến đường sắt Sài Gòn – Khánh Hòa.

Ngày 5/11, Tòa đại hình Sài Gòn xử vụ án Phan Xích Long gồm 111 người.

Truyện thơ U tình lục, tác phẩm đầu tay của Hồ Biểu Chánh (viết từ năm 1909) xuất bản.

Trường bậc bổ túc (complémentaites) được gọi là trường trung học (collège) và đặt tại thủ phủ mỗi xứ: Chasseloup Laubat (Sài Gòn), Quốc Học (Huế), trường Bảo Hộ (Hà Nội).

Hội đồng Hoàn thiện giáo dục bản xứ quyết định bãi bỏ việc học chữ Hán trong các trường Pháp – Việt và cấp bổ túc.

Ban hát bội Thầy Chánh, một gánh hát bội xuất sắc nhất thời bấy giờ về diễn ở rạp Cầu Muối.

Lập Hội Nông tín Hỗ tương bản xứ (SICAM) cho nông dân vay tiền để canh tác với lãi suất 8%.

Lập trường Nghệ thuật bản xứ Gia Định. Sau đổi thành trường Đồ họa và chạm khắc, rồi trường Mỹ nghệ thực hành, trường Nghệ thuật trang trí và khắc họa.

Quyết định thành lập tuyến đường sắt Gò Vấp – Hóc Môn (qua Hanh Thông Tây, Chợ Mới, Quán Tre) và đường phụ Gò Vấp – Sài Gòn (qua Cầu Bông).

Nhà thầu Brossard và Mopin khởi công xây dựng chợ Bến Thành. Chợ hoàn thành năm 1915.

Pháp ra sắc lệnh thiết lập loại bằng cấp học vấn tương đương Tú tài I và Tú tài II dành riêng cho học sinh người Pháp.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!