Michelangelo Buonarroti – Người đàn ông thời Phục Hưng

“Con người ta vẽ bằng trí óc, chớ không phải bằng đôi tay”. Michelangelo Buonarroti.

”Còn thứ gì rỗng tuếch và mù quáng hơn khi không nhận ra một điều rằng, thức ăn của con người còn đáng quý hơn đội giày; và làn da con người còn đẹp hơn tất cả những thứ vải vóc được mặt?” Câu danh nhôn nổi tiếng của Michelangelo vô hình trung đã trở thành một phương châm hoạt động của những nhà tự nhiên chủ nghĩa trong thời đại ngày nay. Mục đích của họ là muốn đưa con người trở về với thiên nhiên, gạt bỏ những thứ nhân tạo giả dối. Cá tính ”thẳng thắn” của danh họa này có thể dễ dàng nhận thấy qua câu chuyện sau.

Chuyện kể rằng viên trưởng lễ của Giáo hoàng Paul III trở nên cáu gắt khi biết Michelangelo Buonarroti vẽ rất nhiều hình ảnh khỏa thân trong bức tranh khổng lồ Ngày phán xét cuối cùng trên vòm nguyện đường Sistine. Viên trưởng lễ đã kiện Michelangelo vì cho rằng bức họa này ”có thể làm các con chiên liên tưởng đến những thú vui xác thịt”. Một sự nhịn là chín sự lành! Vả lại, không ai muốn vạ vào viên trưởng lễ ”đanh đá” của Giáo hoàng làm gì. Nhưng Michelangelo thì lại khác. Không những không chịu lùi bước, Michelangelo còn trừng phạt viên trưởng lễ nọ bằng cách vẽ thêm vào bức tranh hình ông ta, dĩ nhiên là cũng trần trường, với một khuôn mặt nhăn nhó vì đang bị một con rắn độc cắn ngay vào ”hạ bộ”. Khi phát hiện ra điều đó, viên trưởng lễ bất bình, y đi bẩm báo với Đức Giáo hoàng việc làm tày đình kia. Giáo hoàng Paul III khuyên viên trưởng lễ cùa mình bình tĩnh. Đoạn, ngài nhún vai và đáp: ”Trước cửa địa ngục thì ngay cả Giáo hoàng cũng không còn quyền lực nữa”.

Phải, đến gay cả Giáo hoàng, đại diện của Chúa ở trần gia, cũng phải bất lực, cũng không thể bãi bỏ được sự trừng phạt mà Michelangelo Buonarroti đã ”phán quyết” cho viên trưởng lễ của ngài.

Không biết ở địa ngục Michelangelo Buonarroti có mỉm cười hay không khi người ta kể cho ông nghe chuyện đó, bởi ông vốn là người hay cáu gắt và không biết đùa. Nhưng đây có lẽ là dịp để ông mỉm cười, bởi dẫu sao ông đã được một người có quyền lực nhất thế giới khẳng định ông, Michelangelo Buonarroti, nhà điêu khắc, họa sĩ, kiến trúc sư của châu thành Florence, được quyền phán quyết về cái chết, về cuộc sống vĩnh hằng và lời nguyền vĩnh cửu thông qua những tác phẩm của mình.

Giai thoại này, với bảy phần hư ba phần thực, đã pần nào vẽ ra được chân dung và tính cách của Michelangelo Buonarroti, một nghệ sĩ hiện đại đầu tiên của lịch sử nghệ thuật phương Tây; một người luôn đi tìm cái mới vì thế không chịu tuân thủ những luật lệ giáo điều; một người ”sống” ngoài xã hội, chỉ nghe theo bản năng mình, bản năng của một nghệ sĩ.

Một người con của thành Florence

Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (1475 – 1564), thường được biết đến dưới tên gọi Michelangelo, cũng là một con người xuất chúng của châu thành Florence hào hoa.

Florence là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới. Thậm chí nhiều người còn gọi nó là một thành phố tráng lệ, mỹ từ chỉ dùng cho những kiệt tác kiến trúc mà thôi. Sự tráng lệ ấy có thể bắt gặp ở những tòa lâu đài cổ, những ngôi nhà thờ, những viện bảo tàng đầy ắp những bức tranh quý hiếm cùng những bức tượng quý giá không kém gì so với Rome hay Venice. Bởi cũng dễ hiểu vì Florence là quê hương của phong trào Phục Hưng, là nơi sản sinh ra những danh họa như Leonardo da Vinci, Michelangelo, …

Ngày nay, du khách có thể đặt chân đến Florence để nhập ra tinh thần của Michelangelo hay của nhiều danh ọa khắc hiển hiện trên từng con phố. Trong thời Phục Hưng, Florence được chọn đặt những công trình kiến trúc để đời từ cung điện đến các nhà thờ, viện bảo tàng, … Nhà thờ Duomo, vốn được phủ bằng cẩm thạch, là nhà thờ rộng thứ tư châu Âu. Còn viện bảo tàng nổi tiếng nhất là Uffizi, nơi lưu giữ những tác phẩm vô giá của các danh họa thời Phục Hưng, tất nhiên trong đó không thể thiếu người con xuất chúng Michelangelo của mình.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!