Chất liệu và kỹ thuật hội họa: Kỹ thuật tranh khắc bản

”Cái bất hạnh đối với một họa sĩ là để cho lý thuyết lấn bước thực hành”.

Léonard De Vinci.

Bản khắc nổi

Trong kỹ thuật cũng còn được gọi là ”cắt còn chừa” (taille d’ épargne) này, người ta chạm trổ khắp xung quanh hình vẽ mà ”chừa” lại những phần để sao lại sau đó được bôi mực. Khắc gỗ là phương pháp tranh khắc nổi xưa nhất, thoạt đầu được sử dụng ở Trung Hoa rồi du nhập qua châu Âu nơi nó phát triển rất mạnh vào thế kỷ 15 với việc phổ biến giấy và việc phát minh kỹ thuật in chữ rời. Người ta dùng gỗ xẻ dọc theo thớ làm bản in; hình vẽ được bôi mực bằng trục lăn và tờ giấy được áp sát bản in và vuốt bằng tay hay được in bằng máy rập. Trong kỹ thuật khắc gỗ, người ta còn dùng một thứ gỗ xẻ xiê rất cứng, như lõi cây hoàng dương, để hình ảnh in ra có chi tiết tinh xảo. Cuối cùng, bản khắc trên vải nhựa (linoléum), kỹ thuật khắc nổi thứ ba, có vẻ mềm mại hơn hai thứ kia.

Bản khắc trên gỗ có đặc điểm ở đường nét mạng mẽ, như chi tiết ở bức Bà Bá tước trích trong bức Điệu nhảy của Thần chết của Holbein cho thấy. Gỗ được chạm trổ bằng lưỡi đục đầu rộng, hình chữ ”V” hay chữ ”U”.

Chi tiết và đường viền của hình ảnh đầu tiên được khắc bằng dao để cho cạnh mép khỏi nứt hay sần sùi ở chỗ nào ngược thớ. Việc in hình ảnh lên gỗ có thể thực hiện bằng cách chà giấy sáp.

Gỗ cứng cho chi tiết tinh xảo hơn, nhưng các nghệ nhân hiện nay thích thớ gỗ mềm hơn.

Tranh khắc gỗ màu Nhật Bản được in bằng nhiều bản vỗ (một bản mỗi màu), phương pháp được gọi là ”so đấu” vì phải đánh dấu vị trí chính xác của các bản vỗ trên tờ tranh. Các bản vỗ đã bôi mực lần lượt đươc in lên giấy cây dâu chà xát bằng xơ gai dầu; màu được điều chỉnh bằng cách thay đổi độ đậm của mực màu và bằng cách ép lên bản vỗ. Bức tranh ba tấm của Kunisada (1875) cho thấy từ phải sang trái, việc chuẩn bị bản vẽ, chuẩn bị giấy và các bản vẽ.

Vải nhựa cho phép hình vẽ tự do và tự niên hơn gỗ vì họa sĩ không bị gò bó vì thớ gỗ. Trong bức Võ sĩ đấu vật của Gaudier – Brzeska (1914), các phần bị khoét hiện thành màu trắng. Tranh khắc vải nhựa của Picasso, có màu sắc rất sinh động như bức Tĩnh vật dưới ngọn đèn, Tranh khắc nhiều màu của ông được in bằng một bản vỗ duy nhất và do đó có bao nhiêu màu thì phải in bấy nhiêu lần.

Hình khắc trên gỗ nhẵn láng và đều cho phép thể hiện ci tiết tinh xảo và sắc độ đậm nhạt thay đổi. Bản vỗ của hình khắc của Thomas Bewick trích từ quyển Lịch sử các loài chim ở Anh quốc (1917) cho thấy ấn tượng thu được bằng cách làm cho nền lõm đi để chi tiết bớt nổi, làm cho hình ảnh nhẹ nhàng hơn.

Bản khắc lõm

Kỹ thuật này còn được gọi là ”chạm khăc” (taille douce) chủ yếu là dùng một dụng cụ hoặc axit để khắc lõm trên một tấm kim loại những đường và điểm sau đó sẽ chứa mực. Khi bị ép trong máy rập, giấy được thấm ướt trước sẽ hút mực trong các đường rãnh đó. Những phương pháp chạm khắc ”trực tiếp” chính là chạm khắc trên đồng bằng dao trổ, mũi nhọn và phương pháp khắc đen. Hai kỹ thuật trước là kỹ thuật thể hiện đường nét, kỹ thuật sau làm nổi ấn tượng sắc độ vì bản đồng trước tiên được làm mất nhẵn bóng rồi sau đó được đánh bóng một vài chỗ nhất định để có một phổ sắc độ từ đen tới trắng. Khắc bản bằng axit thì cần có axit và thường được phối hợp với màu nước aquatinte (hay aqua-tinta). Hình vẽ, được khắc bằng mũi nhọn trên một lớp vec-ni phủ tấm kim loại, sẽ bị axit ăn mòn, sâu hay cạn.

Bản khắc trên kim loại thường là trên đồng, là việc làm khó khăn cực nhọc: hình ảnh rõ nét có đường nét cứng như chi tiết ở hình khắc con sư tử của Durer cho thấy.

Phương pháp khắc đen đòi hỏi một cái nền hoàn toàn được ”xoi thủng” để có một bề mặt sần sùi chứa mực; hình in sẽ có màu đen mượt bao quanh cái đầu con cọp của Studio. Phổ màu xám và trắng tương ứng với những phần được đánh bóng nhiều hay ít bằng dụng cụ đánh bóng.

Kỹ thuật khắc axit được thực hiện trên một tấm đồng, kẽm hay nhôm, hai mặt được phủ một lớp vec-ni chống sự ăn mòn của axit. Với một mũi nhọn cứng, người thợ khắc vạch, khứa vào lớp vec-ni theo đường vạch của hình vẽ mà mà anh ta muốn có. Rồi anh ta nhúng tấm kim loại vào dung dịch axit cho nó ăn mòn những chỗ kim loại bị lộ ra. Lớp vec-ni còn lại, sau đó, được bốc đi bằng một chất thuốc tẩy, nhưng người ta có thể làm đi làm lại công việc này bao nhiêu lần tùy ý miễn là tấm kim loại không bị ăn mòn nhiều quá; chỉ cần tráng lại lớp vec-ni. Khi in hình, tấm kim loại được bôi mực, tờ giấy đã thấm ướt được áp lên có một lớp nỉ mềm chặn lên rồi được ép mạnh, thế là ta có một tấm ấn họa hình nổi nhẹ. Phương pháp khắc axit được phối hợp với màu nước aquatinte. Trong bức hình khắc Lysistrata (1970) của Arthur Boya và bức Bức thư (1891) của Mary Cassatt. Hễ có bao nhiêu màu thì cần có bấy nhiêu bản ka81c, thêm một bản nữa cho hình in bằng axit. Màu aquatinte cho phép có ấn tượng hợp sắc phẳng đều màu. Người ta phủ lên bản vỗ một lớp nhựa cây dạng bột, hơ nóng cho các hạt dính lại. Axit chỉ ăn mòn chỗ chừa trống, làm cho hình in ra có bề mặt lấm tấm và sắc độ mượt mà. Nếu bản vẽ không được khắc bằng axit, người ta chừa lại những phần dành để trắng bằng một lớp vec-ni.

Bản khắc phẳng

Phương pháp trực tiếp nhất là phương pháp tranh độc bản, một bản in duy nhất của một hình vẽ bằng mực hay sơn trên mặt không hút nước. Kỹ thuật in thạch bản, phương pháp linh hoạt hơn nhiều, cho phép in ra nhiều bức hình. Cuối cùng, kỹ thuật khuôn trổ chủ yếu là tái tạo trên mặt giấy một hình ảnh cắt trên một cái khung che để cho mực thấm qua những phần bị khoét đi.

Kỹ thuật in thạch bản cho phép có được tác dụng đa dạng nhất: Giữa bức Cái bụng lập pháp của Daumier (1833-1834) và Nữ hành khách trong ngăn riêng 54 của Toulouse Lautrec, sự khác biệt ở hạt lấm tấm và kết cấu là rõ ràng. Phương pháp in thạch bản đặt cơ sở trên sự đối kháng giữa nước và các thể béo. Hình vẽ được vạch bằng bút chì mỡ trên đá vôi (có thể thay bằng tấm kẽm hay nhôm hoặc giả bằng giấy láng). Sau đó hìn ảnh được ”định hình” trong một dung dịch keo Ả Rập để cho nước bám chặt vào những phần còn nguyên vẹn mà không đụng chạm tới hình vẽ. Trái lại, ta sẽ có ảnh ngược khi bôi mực bằng trục lăn.

Để thực hiện kỹ thuật thạch bản màu, cần một bản đá riêng cho mỗi màu.

In lụa

Được thực hiện theo nguyên lý khuôn trổ; giấy hay màn mỏng được đặt sát vào một màn lụa hay vải có mũi dệt nhỏ căng trên một cái khung. Mực được ”đẩy” qua các mũi dệt bằng một cái nạo.

Có thể tạo được những đường mờ và kết cấu ”có hạt” với một bút chì mỡ vẽ trực tiếp lên màn lụa. Sau đó các mắt dệt của màn sẽ được bít lại bằng một dung dịch keo và chất được dùng cho hình vẽ sẽ được hòa tan bằng dung môi để cho mực xuyên qua. Người ta cũng có thể vẽ trên màn lụa bằng một thứ sơn có gốc keo, vec-ni hay chất tổng hợp, các phần sẽ không hiện hình. Bức Marilyn của Warhol (1962) được thực hiện bằng mực acrylic với một dương bản hơi mờ.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!