Ngôn ngữ hội họa: Đường và chuyển động

‘Tổ chức sự nhận thức, đó là mục đích của nghệ thuật’.

                                                                                     Light Enstein

Một đường trước hết là một vết do một điểm đang chuyển động để lại (A); chúng ta tự động nhìn theo các đường theo một hướng nầy hay hướng khác và chúng ta cũng khuynh hướng kéo dài chu1g ra khỏi điểm mà chúng đã dừng lại (B,C). nhưng khi chuyển động trở nên quá phức tạp, chúng ta không theo nó nữa (D). Cảm giác chuyển động do đường nét tạo ra đó có quan hệ chặt chẽ với trọng lực, vì những liên tưởng do đường thẳng đứng, đường nằm ngang hay đường chéo gợi ra thì rất khác nhau, và biểu tượng tương ứng của chúng cũng khác. Đường thẳng đứng (E) gợi lên trạng thái thức tỉnh, tiềm năng hoạt động, sự linh hoạt, uy quyền. Đường nằm ngang (F) ngược lại chỉ sự nghỉ ngơi, giấc ngủ, sự phục tùng, sự buông lơi. Đường chéo (G) hàm ý sự mất cân bằng nào đó, một năng lực chuyển động, mà ta thấy có trong nghệ thuật dị điển.

Chuyển động

Trong hội họa, từ chuyển động được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng ít được dùng theo nghĩa đen, vì lẽ giản dị là nội dung của một bức tranh là hoàn toàn tĩnh. Bất kỳ cái vẻ chuyển động nào cũng tất yếu là ảo tưởng và dựa vào cảm giác, chứ không phải là thực tế. Ngược lại, trong thực tế, xem một bức tranh có thể và phải là một hiện tượng chủ động, bao hàm cái nhìn và sự chú ý linh động.

Chúng ta đã khảo sát ba loại tri giác “chủ động”: theo dõi bằng mắt một đường thẳng và kéo dài nó ra trong trí, nhận biết các đường chèo như là các lực hoạt động trong trạng thái không cân bằng và thấy các vật lùi xa trong không gian theo tỷ lệ giảm dần. Các hiện tượng tri giác đó có thể được gộp lại và gọi là “động thái thị giác”, một quá trình cho phép các họa sĩ tạo nên ảo tưởng chuyển động. Các hình minh họa trong chương ày cho thấy tầm quan trọng của nó.

Ngoài sự sinh động do các đường hay hình thể có hướng trái ngược tạo ra, các phương cách riêng của hội họa gợi ý chuyển động chủ yếu có năm thứ: phương cách đơn giản nhất tự nhiên là phương cách thể hiện chính chuyển động, nghĩa là làm ngưng đọng các hình diện giữa thời điểm của một hoạt động vì như vậy thì ta mặc nhiên tri giác được ý niệm về chuyển động. Đó là trường hợp một người đang nhảy, chạy, múa hay làm một cử động nào đó, những đám mây trong bầu trời xanh, đỉnh ngọn sóng, hay những chiếc lá bay theo gió. Hoàn toàn có thể thể hiện những hình ảnh chớp nhoáng đó theo hai chiều, như ta thấy trong tranh trên đồ gốm Hy Lạp hay tranh thời Tiền Phục Hưng; nhưng vào thời Tintoret vẽ Bacchus và Ariane thì chuyển động đã chiếm lĩnh không gian.

Một kiểu mẫu chuyển động hơi khác hơn một chút được gợi ra do sự sắp xếp các yếu tố trừu tượng nhằm tạo ra ấn tượng chuyển động. Vì vậy, bức tranh hoàn toàn trừu tượng của Vasarely có thể được giải thích như ciếc khí cầu bay lên.

Trong chuyển động hoạt nghiêm, cùng một động tác được cho thấy ở nhiều “pha” trong một hình ảnh duy nhất. Một số thí dụ trong hội họa cổ cho ta thoáng thấy sự phát triển một phương pháp như vậy: trong bức tranh Đi cà kheo của Goya, chúng ta thấy ngay là nhân vật thứ hai sắp làm theo cử chỉ của người bạn phía trước. Nhưng kỹ thuật nầy sẽ thật sự được các họa sĩ trường phái tương lai khai thác một cách sâu rộng nhất, những người chịu ảnh hưởng kinh nghiệm nhiếp ảnh của Eadweard Muybridge và sự xuất hiện của nhà điện ành. Trong số họ, Duchamp, với bức Khỏa thân xuống thang, sử dụng kỹ thuật nầy đặc biệt tinh vi và đầy thi vị.

Kiểu mẫu chuyển động thứ tư được tạo ra bằng diễn tiến tuần tự, nghĩa là sự tăng hay giảm của tất cả những đặc trưng đo lường được trong không gian hội họa: số chiều, độ sáng, độ nghiêng, sự kéo dài, toàn sắc.

Loại cuối cùng là chuyển động quang học dựa trên tính linh động và tính hoạt động liên tục của hai mắt, chúng liên tục quét qua thị trường. Sự nhìn và toàn bộ hệ thống tri giác của chúng ta, còn có khuynh hướng thiết lập cả một loạt liên kết và tương phản giữa các yếu tố được tri giác. Sự tìm kiếm những cái đồng dạng và những cái tương tự quả là một thành phần chủ yếu của quá trình xây dựng lại thế giới hữu hình là sự tri giác. Và sự tìm kiếm đó càng mạnh mẽ thì cảm giác về chuyển động càng mạnh. Đó là cái làm cho bức tranh Broadway, vũ điệu Boogie – Woogie của Mondrian có sức sống, bất chấp các đường và hình thể có dạng tĩnh.

Broadway Boogie – Woogie, 1942 – 1943

Tác giả: Mondrian, Pieter Cornelis (1872 – 1944), họa sĩ Hà Lan.

Mondrian rất thích cách sắp xếp của thành phố New York náo nhiệt. Chúng ta có thể thấy một mạng lưới đường phố với các kiến trúc chi1ng hay các quãng trường được tượng trưng bằng những hình chữ nhật lớn, trong khi các hình vuông nhỏ hình dung chuyển động giao thông của xe cộ. Họa sĩ đã chỉ dùng độc các đường thẳng đứng và nằm ngang, những đường chủ yếu có tính chất tĩnh, nhưng cái nhìn của chúng ta không ngừng nhảy từ điểm này tới điểm kia, do đó mà có cảm giác chuyển động và sức sống của cấu trúc.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!