Những nét thể hiện của tranh chủ đề Thể hiện nội tâm

“Nghệ thuật của người Hy lạp, người Ai Cập và các họa sĩ lớn mà ngày nay không còn nữa không phải là một nghệ thuật của quá khứ; ngày nay có lẽ nó còn sống động hơn bao giờ hết. Vì nghệ thuật là bất biến: chính ý tưởng của loài người tiến hóa, cũng như cách thể hiện của họ”.

Picasso.

Thoạt nhìn qua, trong bức tranh rộng hơn ba thước rưỡi Màu đen trên màu hạt dẻ dường như không có gì nhiều đáng kham phá, nếu không phải là các bề mặt nâu đỏ và đen đan xen nhau. Ở trung tâm, hai hình chữ nhật thẳng đứng màu nâu đỏ cao bằng nhau nhưng rộng, hẹp khác nhau, có đường viền mờ nhạt như sương khói; nếu ta nhìn  gần hơn, bức tranh có vẻ được vấy bẩn hơn là được vẽ, với chỉ vài vệt đen do bút lông để lại trên màu nâu. Dường như có một ánh sáng dịu thấm qua cái khối màu khá mờ đục đó. Khó phân biệt và xác định màu chính xác của mỗi dải; có thể nói là có những tấm sa đưa qua đưa lại như mây bay trước mặt trời. Nhợt nhạt ở các trung tâm hình chữ nhật, màu nâu sẫm hơn ở các bìa. Cái gây ấn tượng mạnh một cách dứt khoát là trạng thái động của màu, nó bàng bạc và nóng sáng, nó sanh chính ánh sáng của nó như than hồng sinh ra lửa.

Bức tranh này chứng tỏ sự tiến hóa cuối cùng của Rothko: ông không ngừng tìm cách tiến tới cái cốt yếu bằng cách lánh xa những hình ảnh theo “dạng sinh học” (biomorphe) và hơi siêu thực lúc ông bắt đầu vẽ. Ông hướng tới sự sáng sủa nhằm loại bỏ những cản trở giữa họa sĩ và ý tưởng và người xem; những cản trở, theo ông, là hồi ức, lịch sử, hình học, … những đầm lầy thật sự của tư tưởng đại cương. Robert Motherwell, người đống hương và đồng thời với ông, đã làm cho ta phải chú ý rằng bổn phận của nghệ sĩ là làm cho cái vô hình thể hiện ra để làm chủ nó.

Những bức tranh đồ sộ của Rothko gây ấn tượng thật sự khi chúng được đặt cạnh nhau trong một không gian kín như phòng trưng bày Tate ở London hay nhà nguyện của Bệnh viện Thomas ở thành phố Houston bang Texas. Đắm chìm trong khung cảnh đó, người xem tranh có cảm giác dĩ nhiên là khác nhưng có thể so sánh với cảm giác mà không gian rộng lớn trong các thánh đường baroque hay kính màu lung linh trong các thánh đường gothic tạo ra. Trong nhà nguyện Houston, người xem bị những bức tranh khổ lớn màu đỏ hoàng hôn nóng sáng đó bao bọc và tách khỏi thế giới bên ngoài, chỉ có thể cảm thấy cần tĩnh tâm, suy tưởng và tập trung vào chính mình. Xem tranh của Rothko, một số người còn có cái cảm giác mà hiện tượng cất mình lên khỏi mặt đất gây ra, mục đích tối cao mà chủ nghĩa thần bí phương đông dùng nhiều bí thuật nhằm đạt tới.

Kể ra thì đã quá xa với những hình ảnh truyền thống về cõi Trời, về Địa ngục mà phần lớn họa sĩ Tây phương trình bày theo lối biểu hình. Như một số tranh của Bosch, Van der Weyden, Goya, Chirico, Bacon hay Dali cho thấy, cái nhìn vào nội tâm của nghệ sĩ có thể làm cho những hình ảnh rõ ràng nhất cũng như khó tả nhất có một hình thể, với sự sáng sủa kỳ lạ. Cò Rothko thì dứt khoát vất bỏ mọi sự cụ thể, chính xác, và nỗ lực hướng tới cái phổ biến thay vì cái đặc thù, do đó tranh ông không tránh khỏi tính chất mập mờ. Ông coi cái ‘bi thiết’, cái ‘phi thời gian’ là đề tài duy nhất có giá trị, và muốn tỏ ra gần gũi với nghệ thuật thời nguyên thủy và cổ đại. Vả chăng, ông đã chấm dứt một cách bi thảm bằng cách tự tử.

Bất chấp các phát minh thiên văn học và củ nghĩa hoài nghi gần như phổ biến gây ra do những lời giải thích trong kinh thánh về sự sáng thế, chúng ta luôn luôn có cảm tưởng rằng vũ trụ được chia ra ba khu vực. Chúng ta biết rõ rằng trái đất không phải bẹt, thế mà chúng ta vẫn thấy cõi trời ở đâu đó trên cao, và Địa ngục ở dưới kia, dẫu chúng ta chỉ hơi tin một chút.

Nhiều nghệ sĩ đã cố gắng dùng khả năng gợi ý rất lớn mô tả những nỗi đau đớn ở Địa ngục. Ngày Phán xét cuối cùng, chủ đề ưu tiên số một trong nghệ thuật Cơ đốc giáo, những người bị kết tội bị ném trần truồng xuống vực thẳm. Nhưng mỗi cách nhìn (của mỗi họa sĩ) có một tinh thần khác nhau. Ở họa sĩ Hà Lan như Roger Van Der Weayden, những hình thù của nạn nhân trơ xương theo cảm hứng othic – cho ta thấy cảnh tượng tuyệt vọng đau xót. Theo cách diễn tả của Michel Ange thì ngược lại, chúng ta thấy cái đạp của thân thể con người chứ không phải sự mất linh hồn.

Đáng sợ hơn là hình ảnh của Địa ngục trong đó óc tưởng tượng của nghệ sĩ tạo ra những hình thù biến dạng của thế giới tự nhiên. Đối với chúng ta, những người xem tranh hiện đại đã quen với cách nhìn phi lý của các họa sĩ siêu thực, một số tranh của Bruegel và Bosch có một ấn tượng mạnh mẽ mà sự khó hiểu của hình ảnh không làm giảm đi chút nào. Thật vậy, nhưng cư dân nửa người nửa thú ở Địa ngục của Bosch trông thật một cách kinh khủng và phản ánh những nỗi lo sợ sâu sắc nhất của chúng ta một cách rõ nét.

Trong thế kỷ 20, Địa ngục được quan niệm như một trạng thái tinh thần hơn là nơi hành hạ thể xác đời đời, quan niệm đượcg tưởng tượng ở thời kỳ lãng mạn do những hình ảnh như ác mộng của Goya. Những hình ảnh như Vị thần khổng lồ, một cái bóng to tướng in lên nền trời đêm có vẻ đang chìm đắm trong những ý nghĩ u ám chết chóc, là đặc trưng của các tác phẩm khi ông về già, như các bức tranh khắc cuối cùng của ông và loạt Tranh đen nổi tiếng mà ông trang trí nhà mình. Những hình ảnh tưởng tượng của Goya chỉ thật sự gây chú ý vào cuối thế kỷ khi các họa sĩ biểu tượng thăm dò hệ thống hình ảnh tinh thần và của cái huyền bí. Các họa sĩ siêu thực còn đi xa hơn trong việc khai thác có hệ thống những giấc mơ và cõi vô thức. Trong cái tưởng tượng của Salvador Dali chẳng hạn, thế giới tan thành nước và thành hình lại dưới một hình dạng mới không có ý nghĩa mà rất thê thảm. Trước ông, Chirico đã tiên cảm, trong các thành phố hoang vắng ngập trong một thứ ánh sáng kỳ lạ, cơn ác mộng hiện đại của sự cô đơn khắc khoải của cái thế giới thành thị.

Những hình ảnh của biểu tượng Địa ngục thì kém tinh vi hơn, nó cấu xé thân thể từ bên trong. Một bức tranh khắc của Munch thể hiện một hình thù con người quái đản, nó thét lên tuyệt vọng trong khi thế giới rắn chắc biến thành dung nham. Nếu một số họa sĩ biểu tượng có vẻ dự đoán được những cuộc thiêu sinh ở Đức Quốc xã thì có lẽ chính Francis Bacon là người đã hiểu thấu bản năng độc ác ẩn náu trong mỗi người chúng ta. Trong loạt tranh nổi tiếng Chân dung các Giáo hoàng của ông, lấy chân dung của Giáo hoàng  Innocent X của Vélasquez làm khởi điểm, con người đáng chú ý vì bản chất sân kín, ông đã biến chân dung đó thành một hình ảnh khủng khiếp, ở đó chỉ linh hồn bị đày đọa.

Cũng như Địa ngục, Thiên đường có thể là một trạng thái tinh thần bởi chính bản chất của sự sống, đành là kém thường xuyên hơn. Và nếu trạng thái này cũng có thể biểu thị để nhìn thấy được, thì ta khó lòng quan niệm, và càng khó miêu tả hơn, một thứ hạnh phúc vĩnh cửu. Rút cục thì dường như không có một cõi Trời nào rõ ràng và thuyết phục được như hình ảnh cái ác của Goya. Bà thánh Thérèse của Le Bernin, đúng là biểu hiện của trạng thái xuất thần, nhưng niềm hạnh phúc thấy được trên mặt bà thánh biểu thị các yếu tố thể chất. Trong bức Dấu ấn thứ năm của sách Khải huyền thì sự mập mờ rất rõ ràng; quả là khó xác định trong số những hình thù uốn éo với màu sắc mờ ảo đó, ai là người bị dày địa ngục, nếu có, và ai là người được ân sủng. Nhưng ở hai họa sĩ này, ta tìm được cái khát vọng hướng về cõi Trời, đối với tín đồ Cơ đốc thì đó có lẽ là hình ảnh đẹp nhất của Thiên đường; vả lại, sự Thăng thiên của Chúa Cứu Thế hay sự Quy thiên của Đức Mẹ Đồng trinh đã là những đề tài tuyệt đẹp rất được ưa thích để trang hoàng vòm các nhà thờ baroque.

Những toan tính miêu tả Thiên đường ít nhiều theo nghĩa đen dễ dàng cho ta những hình ảnh của Vườn Địa đàng, của Thời đại hoàng kim mà một ngày kia sẽ trả lại cho con người. Trong tuyệt tác đầu tiên của thời Phục hưng ở Bắc Âu, bức Con cừu huyền bí của anh em Van Eyck, ánh sáng thiên đình chiếu rạng phong cảnh và đám người đang chiêm bái trước con cừu và dòng suối sự sống. Ánh sáng thường được liên kết với hình ảnh của hoan lạc, cũng như âm nhạc với các hợp âm du dương dùng để hát những bài ca ngợi Thượng đế một cách hết sức hoan hỉ. Cái hạnh phúc điều hòa đó biểu lộ một cách cảm động đặc biệt nơi các tiểu thiên thần mà sư huynh Angelico vẽ với màu sắc tinh tế không gì sánh kịp.

Bức tranh Con cừu huyền bí của anh em Van Eyck

Họa sĩ những thế hệ sau, nhìn thấy trong thiên nhiên được lý tưởng hóa hình ảnh của đại hạnh phúc ở cõi Trời mà không cần một gương mặt thiên thần nào. Thí dụ, đó là những cản điền dã của Le Lorrain thấm đẫm ánh sáng vàng óng, và phong cảnh của Constable rung động những cảm xúc dưới bầu trời thay đổi. Cái vô cùng được họa sĩ lãng mạn Đức Friedrich hội giác với lòng kính cẩn pha lẫn kinh sợ trong một cái nhìn nặng tính trầm tư, liên kết biển, trời và ba hình diện đơ độc.

 Một số nghệ sĩ đã cho cái thường ngày một khía cạnh thần bí, nhất là William Blake, và gần đây Stanley Spencer đã tìm cách gợi ý, bằng yếu tố biểu hình, sự cứu rỗi linh hồn những người lính chết trận trên chiến trường Flandres. Ngược lại, khuynh hướng chung của mỹ thuật thế kỷ 20 là tách mình khỏi khung cảnh trần gian để đề cập lý tưởng thần bí một cách trừu tượng hơn, như một sự cân bằng của hình thể, đường nét và màu sắc, tương tự, về mặt thị giác, với sự hòa âm. Những bức tranh của Mondrian, với sự chính xác và sáng sủa như hình học, xác định một trật tự tinh thần cũng bất di bất dịch như các quy luật của vũ trụ, một trật tự xa lạ với những sự yếu đuối và khốn khổ của thân phận con người. Cái ảo ảnh nghiêm khắc đó, chỉ cho cá nhân chút ít an ủi, có lẽ là ý tưởng duy nhất về thiên đường có thể quan niệm được ở cuối thế kỷ 20 này.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!