Những nét thể hiện của tranh chủ đề Tôn giáo

“Nghệ thuật của người Hy lạp, người Ai Cập và các họa sĩ lớn mà ngày nay không còn nữa không phải là một nghệ thuật của quá khứ; ngày nay có lẽ nó còn sống động hơn bao giờ hết. Vì nghệ thuật là bất biến: chính ý tưởng của loài người tiến hóa, cũng như cách thể hiện của họ”.

Picasso.

Bức tranh khắc Ba cây thập giá rất đẹp của Rembrandt vẽ từ năm 1653 khi tài năng của họa sĩ đã đạt tới cực đỉnh và khi thế giới quan của ông, trở nên sâu sắc hơn, đã nhuốm màu u ám. Nhưng, trước khi chết vào năm 1666, ông đã chữa lại bản vẽ trong một tinh thần khá khác biệt với trạng thái ban đầu.

Bức tranh khắc thuộc cỡ lớn (38,7 x 45 cm) là một trong những bức tuyệt vời nhất thuộc loại này và sánh ngang hàng với những bức họa đẹp nhất. Chủ đề rút ra từ chuyện Chúa bị đóng đinh trong Phúc Âm theo thánh Luc. Bóng tối đã bao trùm mặt đất cho tới lúc Chúa Cứu thế trút ơi thở cuối cùng trên thập giá, tự phó thác vào tay Thượng đế. Lúc đó mây vẹt ra và những làn sóng ánh sáng từ trời cao đổ xuống như thác lũ lên thân mình Chúa bị đóng đinh. Bên trái và bên phải Người, hai tên kẻ cắp chỉ vừa lộ ra khỏi bóng tối một chút và, dưới chân thập giá, viên đội trưởng La Mã ngồi trên ngựa nổi bật ra trong cái đám hỗn độn được phác họa sơ sài và một người kính khác cưỡi ngựa giơ cao thanh gươm. Trong chỗ tranh tối tranh sáng bên trái, một con ngựa lồng lên vì hoảng sợ.

Ba yếu tố sau cùng này, ngựa và kỵ sĩ, đã được vẽ lại hoàn toàn theo hình in thứ nhất. Viên đội trưởng có thể là người, ngay lúc đóng đinh, kêu to rằng có lẽ đã giết một người chính trực. Đó là một hình diện gây nhiều thắc mắc, và theo lối bán diện cổ điển mà rất quen thuộc, thật ra là vay mượn từ một huy chương của Pisanello thể hiện Gian Francesco de Gonzague. Sự vay mượn sai niên đại kỳ lạ này càng khoác cho cảnh tượng vốn đã đầy xúc động và huyền bí đó thêm tính cách lạ lùng và khắc khoải một cách mơ hồ.

Phiên bản thứ hai sáng sủa hơn, hình thể rõ ràng hơn, các chi tiết được phối trí theo cung bậc mạnh dần lên gợi âm hưởng các khúc nhạc fuga dị hiển. Hình ảnh này được họa sĩ sửa chữa lại theo chiều hướng bi thảm có sức gây xúc động hiếm có trong nghệ thuật tranh khắc. Sự xuất hiện của cái siêu nhiên trong thế giới thực tại được thể hiện một cách ngoạn mục bằng tác dụng của bóng và ánh sáng mà Rembrandt sử dụng một cách tuyệt diệu. Xét theo tinh thần của nó, bức tranh này gần với sự kinh sợ đáng thương của Vua Lear của Shakespeare hơn cái trang nghiêm tôn giáo của Bach.

Bức Ba cây thập giá là một trong các hình ảnh cảm động nhất của một chủ đề trung tâm trong nghệ thuật Cơ đốc giáo, việc Chúa bị đóng đinh trên thập giá và bản thân thập giá.

Là biểu tượng của đức tin và sự bí nhiệm Cơ đốc giáo, để tài này đã được thể hiện nhiều cách, thay đổi ở hình thức và tinh thần, tùy theo thời đại.

Những bức tranh đầu tiên thể hiện cảnh Chúa bị đóng đinh trên thập giá có khuynh hướng giản lược hóa. Có lẽ những tín đồ quy đạo Cơ đốc đâu tiên trong Đế quốc La Mã hơi có chút khổ tâm khi phải chấp nhận rằng hình thức gia hình đáng xấu hổ đó, vốn dành cho nô lệ, trọng tội và những kẻ ngoài vòng pháp luật, lại trở thành nền tảng cho tôn giáo mới và chính thức.

Vì vậy các nghệ sĩ thời Trung cổ cố gắng không nhấn mạnh sự đau đơn thể xác của Chúa. Trên một số tranh khắc trên ngà, thân mình của Chúa chỉ là chính cây thập giá và nét mặt không biểu lộ sự đau đớn hay cảm xúc nào.

Trên các thập giá rước lễ như của Đức Mẹ Bề trên Mathilde ở Essen, thân mình của Chúa là một món châu báu nhỏ nằm giữa thập giá bằng vàng khảm men màu rực rỡ. Trên nhiều thập giá khác, giản dị và trần trụi, hoặc ngược lại được tô điểm rườm rà, còn không có cả hình Chúa nữa, vì bản thân thập giá là biểu tượng phổ quát của đức tin.

Về sau, ở thời Trung cổ, với sự quan tâm ngày càng lớn tới thiên nhiên và con người, và do Giáo hội nhấn manh việc thờ phụng mình Chúa, các cảnh Khổ nạn đã trở nên hiện thực hơn, nhất là trong nghệ thuật Gothic Bắc Âu. Trên thập giá Nạn dịch ở Cologne có từ 1304, hình ảnh Chúa, với tính hiện thực ghê rợn, tương ứng với sự lo sợ do các trận dịch kinh khủng hoành hình khắp châu Âu gây ra.

Nhưng điển hình cho sự đau đớn tột cùng là bức tranh đóng đinh Chúa ở bàn thờ Isenheim do Grunewald vẽ khoảng năm 1515. Những sự biến dạng hình thể và màu sắc làm cho cơn hấp hối của Christ thành hình ảnh gần như không chịu nổi. Về sau này các họa sĩ biểu tượng cũng dùng lại phương páp đó, nhưng các nghệ sĩ thòi Phục Hưng ở Ý đồng thời vơi Grunewald trình bày những hình ảnh trong sáng hơn.

Bức tranh đóng đinh Chúa ở bàn thờ Isenheim do Grunewald vẽ khoảng năm 1515

Vì vậy, bức Chúa bị đóng đinh do Raphael vẽ ở thời kỳ đầu sự nghiệp theo một bố cục rất cổ điển dựa trên những đường tròn giao nhau, toát ra vẻ bình yên vả thậm chí cả sự vui mừng về sự cứu rỗi chắc chắn.

Đặc trưng của thời Phục Hưng sơ khai, bức tranh này biểu thị một lý tưởng rất xa với thực tế sự kiện Chúa bị đóng đinh do mượn sự hoàn hảo vật chất để tán tụng phần tinh thần. Một thế kỷ sau, theo cách thể hiện của Le Greco, những đau đớn của thân thể có vẻ như biến thành trạng thái ngây ngất tinh thần; ngược lại với Chúa Cứu Thế của Grunewald suy sụp trong đau đớn, Chúa của Le Greco như được hút lê cao trong cơn quay cuồng của trời đất.

Trong bức Chúa Christ da vàng vẽ năm 1889, Gauguin áp dụng các quy tắc nghiên cứu riêng của bản thân theo con đường chủ nghĩa tượng trưng, màu sắc đều, tụ do về mặt tạo hình và màu sắc. Chuyển vị một bức tranh Chúa bị đóng đinh của một nhà thờ nhỏ vùng Bretagne, ông miêu tả tinh thần giản dị trong các cuộc lễ bái ở thôn quê.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!