Điều 09 – Làm chủ bản thân trong thế giới thông tin

Các phương tiện thông tin hiện đại cho phép bạn cập nhật thông tin 24/24 giờ mỗi ngày. Nhưng trong mớ ngồn ngộn thông tin đó, khó có thể nhận biết điều gì là thật, điều gì là giả. khi lướt trên xa lộ thông tin, bạn có thể dễ dàng bị hút vào thế giới ảo của những cảm xúc ”tự tạo” và những kịch tính được xây dựng lên từ đó. Chưa kể những ”gia vị” được thêm vào, kết quả là sự thật bị thổi phồng quá mức.

Nhiều người dù biết đó là tin ”lá cải” nhưng vẫn không tránh khỏi cảm giác bán tín bán nghi. Ví dụ như mo655t số tin tức trên mạng nói này nói nọ về ca sĩ, diễn viên nổi tiếng nào đó, khiến mọi người xôn xao bàn tán và thậm chí là ”tẩy chay” họ.

Yahoo, blog nói riêng và Internet nói chung đều là những phương tiện tốt giúp chúa ta dễ dàng liên lạc với nhau hơn. Nhưng sử dụng chúng với mục đích sai trái (như tung tin nhảm nhí, phi thực tế, tạo những web đen có hại cho ”sức khỏe cộng đồng”, đăng hình ảnh, đoạn phim xấu của ca sĩ, diễn viên, …) thì không nên chút nào. Nếu cứ duy trì tình trạng đó, chắc chắn thế giới này sẽ ”bùng nổ” vì chẳng biết đâu là thật, đâu là giả.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng giới trẻ đang sống trong thế giới bão hòa của công nghệ kỹ thuật số. ọ dành trung bình 6,5 giờ/ ngày để nghe, xem các chương trình từ các phương tiện truyền thông, trong khi chỉ dành 1 giờ để làm bài tập. Nada Kakabadse, Giáo sư trường Kinh tế Northamton (Anh) nói rằng: các sản phẩm công nghệ cao ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, quyết đoán của con người, tương tự như việc mất khả năng định hướng không gian khi dùng thuốc gây nghiện (…). Nhiều người gắn bó với điện thoại di động đến mức luôn mang chúng kè kè bên mình ngay cả khi vào phòng ngủ, phòng chiếu phim, rạp hát, tiệc tùng, … Nhiều sinh viên thú nhận rằng họ cảm thấy bị hụt hẫng, lo lắng, xáo trộn, mất phương hướng khi không được sử dụng điện thoại hoặc không kết nối được Internet trong một vài ngày.

Nhà văn Anh, Doric Lessing, người đoạt giải Nobel Văn học năm 2007, đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ cả một thế hệ sẽ bị cám dỗ bởi các thông tin trên Internet. Theo bà, Internet không thể hiện được toàn diện về thế giới, mà giới trẻ lại quá ”nghiện” Internet. Điều đó sẽ tạo nên một nền văn hóa bị đứt gãy (fragmented culture).

Cách tốt nhất để phòng ngừa sự quá tải thông tin là biết đặt thứ tự ưu tiên cho nhu cầu thông tin của mình. Điều này phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Công nghệ hiện đại không phải là hoàn toàn xấu nhưng phải biết cách để tránh khỏi sự quá tải đó và không để bị hút vào chúng đến nỗi không còn quan tâm đến những gì diễn ra xung quanh, bạn bè và cả gia đình.

Hãy dành nhiều thời gian ngồi bên cạnh hoặc nói chuyện với những con người thực, thay vì ngồi hàng giờ nhắn tin hoặc hat. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho mọi người trong gia đình, khuyến khích các thành viên về nhà cùng ăn tối, chuyện trò và xem tivi. Đây không phải là những khẩu hiệu suông vì nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy rằng nhiều người trong số chúng ta đã trở thành nô lệ của công nghệ thông tin. Việc lựa chọn bạn ảo trên các diễn đàn đã ”trói” nhiều người vào màn hình vi tính hàng giờ đồng hồ. Họ có thể lang thang trên mạng như một người mộng du có ý thức đến tận hai, ba giờ sáng. Tiếng gõ bàn phím đã lấn át những lời tâm sự nhỏ to. Bạn có thể bị lạc vào xa lộ thông tin và không tìm thấy giá trị đích thực của cuộc sống quanh mình, trong ngôi nhà của mình.

Nền công nghệ hiện đại đang nhấn chìm bạn trong cơn lũ thông tin. Hoặc chỉ tiếp nhận những gì cần thiết và bỏ qua những cái còn lại hoặc bạn sẽ chết chìm trong đó. Điều đó phụ thuộc vào bản lĩnh và cách lựa chọn của bạn.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!