Điều 43 – Trường học có thể loại bỏ việc thắng thua nhưng cuộc sống thì không

Các nhà tư vấn tâm lý thường nhắc nhở rằng, trong cuộc sống luôn có sự cạnh tranh, có người thắng cuộc và kẻ thua trận. Trong một trận đấu, có đội tiến sâu đến đêm chung kết và nhận huy chương vàng, có đội phải xách vali về nước ngay từ vòng đấu loại. Trong công việc, có người thành đạt, lại có kẻ thất nghiệp. Một số người vượt qua kỳ thi và đậu đại học, người khác thì trượt ‘’vỏ chuối’’. Cuộc sống sẽ tôn vinh những người tài giỏi và chế giẫu kẻ thua cuộc.

Nhưng ở một số trường học, sự thắng thua không như vậy. Giải chót sẽ bị bãi bỏ và những học sinh tiêu biểu sẽ không được nhận giải ‘’học sinh xuất sắc’’ vì lo sợ có thể làm tổn thương đến học sinh khác. Ở đây không có thứ giải, không phân biệt kẻ thắng người thua. Những nỗ lực cũng quan trọng như kết quả.

Bộ phim hoạt hình Alice in Wonderland (Alice ở xứ sở thần tiên) có tác động tích cực đến nền giáo dục công khi cho rằng bất kỳ người nào thắng, người đó phải có giải hoặc ít nhất là được trao kỷ niệm chương. Nhiều phòng lưu niệm ở các trường học của Mỹ chứa đầy vật kỷ niệm vô nghĩa như các sợi dây ruy-băng, thẻ bài, … thể hiện khát khao được nhận giải nếu họ thắng cuộc. Người ta cố gắng làm thế nào đó để gắn cho đội tuyển của trường mình có được giải thưởng, chẳng khác nào khẳng định ‘’mọi học sinh đều có năng khiếu và có tài’’!

Tuy nhiên, đó chỉ là cái ‘’bẫy’’ ngọt ngào để xoa dịu lòng tự trọng của đám trẻ. Nếu ai cũng có học bạ của học sinh, tất cả đều được các thầy cô nhận xét đạt hạnh kiểm A, hạnh kiểm tốt. Vậy thì ai trong số các bạn là xuất sắc, vượt trội? Hiếm có ai bị kỷ luật hay hạnh kiểm xấu. Thứ bậc nhiều khi bị thổi phồng. Bạn sẽ không có cảm giác buồn bã, thất vọng vì thấy ‘’ai cũng đặc biệt’’ như mình. Ai cũng có giải, dù chỉ là một sợ dây ruy-băng, có thể xoa dịu nỗi buồn của kẻ yếu kém nhưng vô hình trung làm tổn thương lòng tự trọng của người có tài. Khi nói ‘’ai cũng đặc biệt’’ cũng chính là ‘’không có ai đặc biệt cả’’. Thật là bất công.

Charles Willie, Giáo sư của trường Đại học Harvard, từng tuyên bố rằng, mục tiêu của giáo dục không phải là tổ chức cuộc đua tài để lựa chọn ra người xuất sắc, bởi nó sẽ gây ra áp lực cho học sinh vì mỗi người đều có năng khiếu, sở trường cũng như nỗ lực khác nhau. Thay vào đó, các trường nên quan tâm đến ‘’tính thỏa đáng’’ khi xem xét, đánh giá khả năng của học sinh.

Rất nhiều giáo viên sư phạm cho rằng, các trường học không nên tổ chức các cuộc thi mang tính cạnh tranh để giành giải thưởng. Không ít giáo viên ủng hộ việc giao cho sinh viên những dự án nghiên cứu, làm việc theo nhóm hơn là làm việc cá nhân. Những hoạt động kiểu này gọi là ‘’cùng tiến’’, nói cách khác là ‘’hãy để những đứa trẻ thông minh làm tất cả mọi việc’’.

Ngay cả những sinh viên được vinh danh vì một thành tích nào đó thì sự vinh danh lý thuyết cũng chỉ như một phần thưởng có giá trị đầu tiên mà sinh viên đó cần có cho hành trang vào đời. Nhưng ở góc độ nào đó, bạn sẽ phải học cách chấp nhận thua cuộc. Nếu không, sẽ luôn có những điều bất ngờ không mấy tốt đẹp trong cuộc sống xảy ra. Vince Lombardi đã nói: ‘’Điều tuyệt vời nhất không phải là bạn sẽ không bao giờ có cảm giác thất bại mà là bạn đứng dậy sau những thất bại đó như thế nào’’.

Bạn đừng nhụt chí sau mỗi lần thất bại mà đôi khi phải lấy đó là động lực để bước tiếp. Abraham Lincoln, một trong những tổng thống Mỹ xuất sắc nhất trong lịch sử, là một người nổi tiếng vì ông luôn thua cuộc cho đến khi ông trở thành tổng thống Mỹ. Còn nhà sinh học Ganvani sau nhiều lần làm thí nghiệm thất bại, phải đến khi tình cờ làm thịt ếch để nấu cháo cho vợ, ông đã tìm ra hiện tượng điện sinh học. Flemming cũng vậy, ông không nản sau nhiều lần thí nghiệm thất bại để tìm ra kháng sinh chống sốt rét. Cuối cùng, trong một lần tình cờ có tấm bản cấy liên cầu khuẩn bị nhiễm nấm, ông đã tìm ra penicillin.

Những thành công có được đó chính là nhờ họ đã lạc quan tin tưởng mình sẽ thắng lợi sau những thất bại.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!