Điều 47 – Hãy kể câu chuyện về cuộc đời của bạn

Hãy tưởng tượng bạn đang trên giường hấp hối vì tuổi già. Hồi tưởng lại quá khứ, bạn đã làm được gì, bạn sẽ để lại gì,bạn sẽ như thế nào, bạn muốn được mọi người nhớ đến là một người có cá tính, tốt bụng hoặc đáng tin? Bạn muốn cuộc sống của mình khác biệt với mọi người và những quyết định của bạn có làm thay đổi điều gì lớn lao hay không? Và bạn có tự hỏi: Bạn sẽ làm gì để cuộc đời mình có ý nghĩa?

Victor Frankl – người tù sống sót từ trại tập trung của Đức Buchenwald, chuyên gia tâm thần học người Do Thái – đã viết, con người đừng nên hỏi ý nghĩa cuộc đời anh ta là gì, mà câu trả lời chỉ có thể là bằng hành động, việc làm của anh ta và khả năng chịu trách nhiệm về những việc làm ấy.

Phát biểu trong lễ phát bằng của trường Đại học Stanford (Hoa Kỳ), Steve Jobs, Giám đốc điều hành và là người đồng sáng  lập hãng máy tính Apple, phát biểu rằng, một năm trước đó anh bị chẩn đoán có khả năng mắc bệnh ung thư.

Jobs kể rằng anh được bác sỹ hẹn chụp X-Quang và qua chiếu chụp, các bác sĩ đã phát hiện ra anh có một khối u trong tuyến tụy đã di căn nên chỉ sống được không quá 6 tháng. Tin dữ này khiến Jobs bị sốc và nghĩ mình sẽ chết trong vài tháng nữa. Sau ngày hôm ấy, các bác sĩ tiến hành một ca phẫu thuật để lấy một vài tế bào trong khối u đó. Một tin tốt lành đã đến khi bác sỹ thông báo là Jobs sẽ không chết vì căn bệnh hiểm nghèo. Hóa ra ông là một trường hợp bệnh hiếm, có thể sống nhờ vào ca phẫu thuật.

Chết là một điều tất yếu và chắc chắn chúng ta sẽ phải già và chết. Điều khiến bạn khác biệt với người khác khi bước vào tuổi già và cận kề cái chết là bạn có gì để kể về cuộc đời mình cho con cháu.

Thông điệp ở đây là: Thời gian có hạn, nó trôi đi và không bao giờ chờ đợi ai. Vì vậy, đừng lãng phí thời gian và đừng sống cuộc sống của người khác.

Có lẽ nhiều bạn trẻ luôn trăn trở phải làm sao để khi 40 tuổi, 60 tuổi họ không giật mình hối tiếc vì đã để quên chìa khóa ở tuổi 20; hối tiếc vì nhiều điều chưa làm được, nhiều điều bỏ qua khi họ còn trẻ.

Không ít bạn cho rằng, lẽ sống là khái niệm to tát, không cần nghĩ đến làm gì, song, theo Tiến sĩ Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn: “Lẽ sống là điều bạn tự giải mã khi trả lời câu hỏi mình sống vì điều gì? Phải chăng đó là sống có ích, sống nhân hậu; biết lạc quan, biết ước mơ và biết phấn đấu để thực hiện những kế hoạch mình ấp ủ. Lẽ sống cần được bắt đầu bằng nội lực của bạn. Mỗi ngày, bạn hãy chọn cho mình một niềm vui và làm một việc có ích”.

Vậy lẽ sống của bạn là gì? Có phải lẽ sống thật sự là điều gì đó quá xa xôi? Nếu bạn chưa từng nghĩ đến thì có lẽ bây giờ cũng không còn là quá sớm để bạn nghĩ về nó. Nếu từng nghĩ đến, bạn đã làm gì để trả lời?

Viết một bình luận

error: Content is protected !!