Bức thơ thứ 12: Mụn trứng cá

Minh Anh thân yêu,

Hôm nay con gái mẹ nói rằng những gì mẹ nói quá lí thuyết … Thôi được rồi, mặc dù lí thuyết không thể không nói, nhưng mẹ tiếp thu lời phê bình này, hôm nay mẹ sẽ nói đến một vấn đề cực kì thực tế: Làm thế nào để đối phó với ”mụn trứng cá”, giải quyết vấn đề diện mạo? Ha ha, mẹ biết các con đang rất buồn phiền về vấn đề này.

Mụn trứng cá thường mọc ở trên mặt, cũng có thể mọc ở lưng và vai. Đối với một số bạn, tuổi dậy thì là giai đoạn ”chiến đấu” với mục trứng cá, và mục trứng cá đã trở thành ”nỗi đau vĩnh viễn” của họ.

Tại sao con người lại bị mọc mụn nhỉ? (Xin lỗi con gái nhé, vẫn phải nói đến lí thuyết thôi!) Dưới lớp da của con người có tuyến bã nhờn, có thể bài tiết ra chất nhờn, tác dụng của nó là duy trì độ ẩm và tính đàn đồi cho da, mà mặt là nơi tiết nhiều chất nhờn nhất trên cơ thể. Khi tuổi dậy thì đến, tuyến sinh dục phát triển mạnh, đồng thời bắt đầu sản sinh ra các hormone giới tính, kích thích tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh, do đó chất nhờn được bài tiết nhiều hơn. Khi quá nhiều chất nhờn không thể được bài tiết hết qua các ống dẫn của tuyến bã nhờn, chúng sẽ tích tụ trong nang lông, chất bã tích tụ khi gặp các tế bào chết trên da, lại thêm bụi bặm ngoài môi trường sẽ gây bít lỗ chân lông, gây ra hiện tượng viêm nhiễm cục bộ ở lỗ chân lông. Lúc này, trên da sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ, đó chính là mụn trứng cá. Vài ngày trước khi đến kì kinh nguyệt, do ảnh hưởng của hormone, bạn gái sẽ càng dễ bị nổi mụn.

Giai đoạn dậy thì cũng là giai đoạn mà các con rất để ý đến vấn đề làm đẹp. Các bạn trẻ, đặc biệt là con gái thường rất coi trọng ”thể diện”, rất sợ người khác nhìn thấy những mụt mụn trên mặt mình. Vừa nhìn thấy mặt nổi mụn là dùng tay để nặn, bóp. Đôi khi chỉ cần bóp nhẹ sẽ nhìn thấy một hột nhỏ màu trắng trong như bã đậu nhô lên bề mặt da, thậm chí có lúc dưới tác dụng oxi-hóa của không khí và ô nhiễm môi trường, những nhân mục chúng ta nặn ra còn có màu đen, … Sau đó, trông những mụt mụn có vẻ nhỏ đi khá nhiều, nhưng nếu quan sát kĩ chỗ mụn vừa nặn, các con sẽ thấy có một lỗ hổng, một vết thương nhỏ. Trên tay con người lúc nào cũng có vi khuẩn, trong không khí cũng có rất nhiều bụi bặm, chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào những vết thương nhỏ đó, gây ra hiện tượng viêm nhiễm, khiến cho mụn trứng cá càng đỏ, càng sưng, ngay cả khi khỏi rồi cũng để lại những vết thâm. Nếu triệu chứng viêm nhiễm ăn sâu xuống da, sau khi mụn lành còn để lại những vết lõm trên bề mặt da. Làm như vậy chẳng khác gì ”chữa lợn lành thành lợn què”, càng gây mất thẩm mỹ hơn. Vì vậy, tuyệt đối không được dùng tay để nặn mụn đâu nhé!

Thực ra, mụn trứng cá là hiện tượng hết sức bình thường ở tuổi dậy thì, bất cứ ai, ít nhiều cũng đều có mụn trứng cá. Đến khi các con ngoài 20 tuổi, mụn trứng cá không chữa cũng tự khỏi. Chỉ có điều, con người ai cũng yêu cái đẹp, muốn ngăn chặn và giảm bớt mụn trứng cá, vì vậy các con nên vệ sinh sạch sẽ, bảo vệ da và chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày.

 1 – hàng ngày có thể dùng nước ấm và xà bông hoặc sữa rửa mặt để rử mặt từ 1 – 2 lần, giúp tẩy sạch chất nhờn dư thừa và bụi bặm trên da, khiến cho lỗ chân lông được khô thoáng, tránh bị tắc nghẽn.

 2 – Không sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm có mùi thơm hoặc chất dầu, không tự ý năn mụn để tránh bị sưng viêm, để lại sẹo trên da.

 3 – Ăn uống thanh đạm, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, hạn chế đồ ngọt và các đồ ăn nhiều dầu mỡ. Nởi vì các thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ ngọt sẽ khiến tuyến bã nhờn sản sinh nhiều chất nhờn hơn; không ăn hoặc hạn chế ăn các thức ăn có chất kích thích, cay nóng; tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ, tránh bị táo bón để kịp thời đẩy hết các chất cặn bã, chất độc trong cơ thể ra ngoài.

 4 – Để tránh bị viêm, có thể dùng bông tăm nhúng cồn để chấm, vào đầu mụn; chỗ bị viêm nhiễm cục bộ có thể bôi một lớp Erythromycin mỏng. Khi bị nhiều mụn trứng cá, lại có hiện tượng viêm sưng, cần đến bịnh viện da liễu để khám và điều trị, tuyệt đối không tùy tiện tự chữa, nếu không tình trạng mụn sẽ càng nghiêm trọng.

Các con cũng cần biết, hiện tượng mụn trứng cá còn liên quan mật thiết đến tâm trạng. Nếu suốt ngày con vì chuyện này mà ủ dột, không vui, thậm chí là lo lắng, căng thẳng, bất an, … thì những trạng thái tâm lí này có thể ảnh hưởng đến nội tiết của cơ thể, khiến cho mụn mọc càng nhiều hơn. Khi các con ai cũng như ai, thì cần gì phải để ý quá như thế. Con thấy mẹ nói vậy có đúng không?

Mẹ.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!