Bà Nguyễn Đức Nhuận (Phụ Nữ Tân Văn, 1900-1962)

Bà Nguyễn Đức Nhuận (Phụ Nữ Tân Văn), tại sao tôi phải thêm tên tờ Phụ Nữ Tân Văn vào sau tên bà Nguyễn Đức nhuận?

Vì tại miền Nam này, vào thời bấy giờ có tới ba tên Nguyễn Đức Nhuận:

1 – Nguyễn Đức Nhuận tự Phú Đức (nhà viết báo, tiểu thuyết gia nổi tiếng.)

2 – Nguyễn Đức Nhuận tự Bút Trà (của nhà thơ, chủ nhiệm nhật báo Saigon mới.)

3 – Nguyễn Đức Nhuận (Chủ nhiệm tờ Phụ Nữ Tân Văn.)

Cả ba cũng đều trong làng báo giới miền Nam. Nên để tránh sự lầm lạc, mỗi khi nói đến tên Nguyễn Đức Nhuận, cần phải phân tách cho rõ ràng.

Bà Nguyễn Đức Nhuận, chủ nhiệm tờ Phụ Nữ Tân Văn tên thật là Cao Thị Khanh, sinh năm 1900 tại Gò Công, cùng một nơi với Đức bà Từ Dũ Hoàng Thái Hậu, con của cụ Cao Văn Nhiêu và Nguyễn Thị Mỹ, một nhà thâm nho, đạo đức, giầu có tại tỉnh ruộng lúa phì nhiêu, sinh sản nhiều anh tài, hiền phụ.

Nói đến tên bà Nguyễn Đức Nhuận, cách đây 40 năm về trước, khắp các giới nam nữ trí thức đến bình dân trên toàn cõi Việt Nam ai ai cũng đều biết danh tiêng bà, đều hâm mộ đức hy sinh cho một phần đại chúng nghèo của bà do tờ Phụ Nữ Tân Văn đề xướng: nào ĐỒNG XU HỌC SINH NGHÈO, đã gởi được ít nhiều sinh viên sang ngoại quốc du học đến thành tài; nào HỘI DỤC ANH, KÝ NHI VIỆN v.v…

Từ xưa tới nay, bà là người phụ nữ duy nhứt mở một kỷ nguyên mới, một tờ báo phụ nữ đứng đắn nhất, xã hội nhiều, một tôn chỉ mới mẻ, độc đáo.

Thật lấy công tâm má nói, cho đến ngày giờ này, chưa có một tờ báo Phụ nữ nào đường lối được như tờ Phụ Nữ Tân Văn. Bao nhiêu cây bút danh tài toàn quốc, đến ngoại quốc, Côn-Nôn, đều quy tụ về tờ báo phụ nữ ấy. Một bài luận về phụ nữ, văn chương, xã hội hay chính trị, đều là những thiên giá đáng nghìn vàng.

không lúc nào, cao trào phụ nữ lên cao tuyệt vời như lúc này. Ấy cũng nhờ những cây bút uyên thâm học thức hợp nhau đề cao, binh vực giới phụ nữ. Thêm những đường lối, hoạch định xã hội của bà Cao Thị Khanh được nhiều hưởng ứng, đánh trúng vào nhu cầu của giới phụ nữ bình dân và trí thức.

Do sự thiện chí, không vụ lợi, cầu danh của bà Nguyễn Đức Nhuận mà khắp ba ba kỳ Nam-Trung-Bắc đủ mọi giới hưởng ứng, đóng góp một cách thật là mạnh mẽ vô cùng. Dù là bà không là một hội trưởng, một đoàn thể phụ nữ nào (như hiện tại có rất đông, sau ngày được tự do, độc lâp. Rất nhiều văn nhân, thi sĩ, nam như nữ được xuất hiện đông đảo: nào Vân Đài, Ngọc Thanh nữ sĩ (sau là Thiếu Sơn phu nhân, do duyên văn tự trên tờ Phụ nữ và tài hoạt bát ở diễn đàn của nữ sĩ, và bây giờ là SƯ CÔ HUỆ THUẦN, sau khi nữ sĩ làm tròn nhiệm vụ gia đình, liền xả thân cho đạo pháp, và đại chúng xã hội từ thiện), cô Phan Thị Nga, Nguyễn Thị Kiêm tự Manh Manh nữ sĩ, Mỹ Ngọc v.v…

Một HỘI DỤC ANH quản trị thật sự do các bà phụ nữ Việt Nam điều hành thành lập, nhờ sự khéo léo vận động tranh đấu của tờ Phụ Nữ T6an Văn. Chớ thật sự, dưới trào Pháp thuộc, bao nhiêu công cuộc từ thiện đều do người Pháp điều hành, người phụ nữ Việt chỉ là tay sai, bù nhìn của họ mà thôi và các họ đạo ở tùy giòng nhà thờ, tùy từng địa phương. Chớ thật sự, phụ nữ Việt Nam không bao giờ được phép tự do công tác xã hội do người Việt Nam sáng lập, điều hành.

Đến HỘI DỤC ANH đường Cống Quỳnh, mỗi khi nhìn lên di ảnh người Giámđốc sáng lập viên Bà CAO THỊ KHANH tức Nguyễn Đức Nhuận phu nhân, mà tôi ngậm ngùi nhớ lại thuở nào còn là cộng sự viên với bà, cả vợ lẫn chồng,

Tôi nhớ con người hiền phụ, ôn hòa, trầm tĩnh quí phái ấy với một tình thương bao là với xã hội phụ nữ, học sinh, sinh viên nghèo nhớ công phu khó nhọc, tài sản của vợ chồng bà bỏ vào để thực hành chương trình đại quy mô:

ĐỒNG XU HỌC SINH, SINH VIÊN NGHÈO, và đã tạo được một nhóm sinh viên ưu tú nghèo du học ngoại thuốc thành tài.

HỘI DỤC ANH để nuôi trẻ em mồ côi, nghèo khó. Chương trình xã hội hoạch định của bà thật là vĩ đại. Bà định thành lập xong cái thứ nhất ở Saigon làm căn bản Trung Tâm kiểu mẫu, từ từ sau đó chi ngánh sẽ thực hiện thêm trong toàn cõi Việt Nam, từ làng xa, quận nhỏ, tỉnh lớn.

Nhưng rất tiếc hằng tâm, ý nguyện của bà, vì sự ích kỷ, ganh tị của một nhóm người thiếu lương tâm đã phá vỡ luôn cho xã hôi phụ nự như thiếu nhi, đến cả cuộc đời, sự nghiệp của bà.

Vì sự tổ chức cái HỘI CHỢ 1932, kiếm tiền bỏ vào quỹ hội DỤC ANH. Một cái hội chợ mà từ trước từ Pháp thuộc tới giờ chưa có cái hội chợ nào được tổ chức chu đáo, lộng lẫy, vĩ d0ại như thế, và thành công quá sức tưởng tượng của người đời.

Khắp cả ba kỳ Nam – Trung – Bắc, muôn triệu người hưởng ứng tiếng gọi Phụ Nữ Tân Văn. Muôn triệu người phụ nữ tập hợp vào hội chợ này, trưng bày những cái khéo léo, thuần túy dân tộc, nào những đồ thêu tay tuyệt vời của phụ nữ miền Bắc, những món bánh mứt, bông hoa, tranh vẽ v.v… của người phụ nữ miền Nam và Trung, đầy đủ, ngập tràn. Những đề tài xã hội, phụ nữ, mỗi đêm đều được các bà cô Nguyễn Thị Kiêm, Ngọc Thanh nữ sĩ, Nguyễn Thanh Long (giáo sư, tức là bà luật sư Phan Văn Gia) thay nhau lên diễn đàn nói về vấn đề phụ nữ, xã hội thiếu nhi v.v…

Cao trào phụ nữ lên cao tuyệt độ nhờ những khai mào của bà Nguyễn Đức Nhuận trên tờ Phụ Nữ Tân Văn, ở diễn đàn từ trong hội chợ Phụ nữ (1932) đến Trung, Bắc, ở những công cuộc từ thiện xã hội của bà.

Vì đó, vì ganh tị cái địa vị thành công của chủ nhân tờ Phụ Nữ Tân Văn mà người ta nổi lên vu cáo bà đã gian lận tiền bán bông giấy (confetti).

Hai tờ báo hàng ngày, do hai bà chủ báo mở nhiều đợt công kích tờ Phụ Nữ Tân Văn một cách vô căn cứ, bôi nhọ danh dự cá nhân vợ chồng bà đủ mọi khía cạnh dơ dáy, bỉ ổi.

Là một tờ tuần báo phụ nữ, không thể đương đầu, thanh minh những cái xuyên tạc bỉ ổi ấy, nên bà cho xuất bản hàng ngày tờ Phụ Nữ Tân Văn để binh vực danh dự mình, thanh minh với bạn đọc. Chưa từng có trận bút chiến nào dữ dội giữa hai phe làm báo như lúc nầy. Một mặt bà Nguyễn Đức Nhuận đưa nội vụ ra công lý, để nhờ soi sáng sự hư thật là đâu? Kết quả, bà được pháp luật nhìn nhận sự trong sạch “không gian lận”.

Nhưng dù chi, danh dự, tinh thần như vật chất bị thương tổn quá nhiều. Sau một thời gian cố gắng tiếp tục cho ra tờ Phụ Nữ nhưng lòng hăng say bồng bột của bà đã vơi mất quá nhiều, thêm chán ngán lòng người, tình đời, bà liền cho đình bản tờ báo.

Cho đến ngày 24 tháng 5 D.L.1962 bà mất bì bịnh đau tim, có lẽ vì cết thương thế sự, tình người? Trong thời gian ở Pháp, bà có quay vvề quê hương một lần vào Trung Thu năm 1941, bà cảm tác một bài thơ dưới đây:

Ván cờ nước bí nghĩ thêm buồn

Không đánh mà thua mấy trận luôn

Bến Nghé ngổn ngang xe ngựa chạy

Đồng Nai chật nứt lính quân lùng

Kẹo Lều tầu đậu đầy hau bến

Rầm rạt xe bay khắp bốn phương

Sấp tối hạ cờ, tàu nổi nhạc

Ngậm ngùi nghĩ giận cuộc tang thương!!

Đọc bài thơ trên chúng ta nhận thấy nỗi lòng người phụ nữ giầu tình cảm, thiện chí với xã hội quốc gia. Buồn cảnh tang thương của đất nước như của chính mình, nhìn non sông gấm vóc dưới gót giầy của bao người ngoại quốc, hết Pháp đến Nhật, … Người Việt Nam không muốn tranh giành, đánh giặc với ai, mà cứ bị xoay vây đánh để bị thua. Trên trường đời của bả như cuộc cờ Việt Nam, bà bị thua, tổ quốc bị dày xéo, thật cuộc cờ bi, nghĩ thêm buồn.

Dư luận, cong người thật là bạc. Không nhận xét tin tường trong những khía cạnh tốt của con người, mà người ta chỉ vì danh danh, lợi lợi tìm cái khía cạnh xấu nào để thổi lông tìm vết, để phá vỡ những công cuộc tốt dẹp của kẻ khác thành công.

Tại sao tệ trạng nầy vẫn còn tồn tại mãi cho tới ngày nay, ở giữa cái xã hội Việt Nam chúng ta? Phải chăng tại quốc gia ta lạc hậu? Hay tại dân trí còn kém cỏi? Nên câu chuyện chụp mũ, phao du, phá hoại những kẻ làm được chuyện cứ tiếp tục còn mãi tới ngày nay. Vì đó mà tại các quốc gia miền Trung-Nam chúng ta, không một nhà chính trị chân chánh hay từ thiện xã gội nào không bị bội lọ chụp mũ, phá vỡ.

Và cũng vì đó mà người ta rêu rao: Mảnh đất miền Nam gieo toàn giống xấu, cam chua. Và cũng vì đó những kẻ nào có thiện chí, hằng tâm muốn phục vụ quốc gia xã hội thì họ đều sợ: xe trước đổ, xe sau phải tránh là hay.

Ở nước văn minh, tiến bộ, có biết bao nhiêu Hội từ thiện xã hội tư nhân, nhiều hơn những cơ sở chính quyền. Đã đành họ được chính quyền nâng đỡ rất nhiều, thêm sự ủng hộ của quần chúng. Dư luận lúc nào cũng vô tư, khuyến khích, dân chúng lúc nào cũng đóng góp hăng hái. Nhờ đó mà xã hội họ luôn luôn được nâng đỡ tình thương. Công cuộc xã hội từ thiện phát triển mạnh mẽ từ trong nước ra tới ngoài nước.

Lẽ ngay mà nói, nếu bà Cao Thị Khanh không bị nhóm người ích kỷ, ganh tị xuyên tạc, phá đổ, thì chắc chắn chương trình xã hội văn hóa phụ nữ còn đi xa, đi mạnh hơn nhiều.

Sau Hội Dục Anh, và gửi sinh viên nghèo đi Pháp, bà đã xúc tiến, thành lập một Hội “Nữ Lưu Học Hội”, mục đích đoàn kết hợp đoàn những bậc nữ lưu học thức rộng thành một BAN XƯỚNG XUẤT (Comité d’initiative).

Ban nầy gồm có:

– Bà Bác vật Thái Văn Lân

– Bà Bác sĩ Nguyễn Văn Nguyện

– Bà Kỹ sư Võ Văn Dậm

– Bà Giáo sư Trương Văn Huấn

– Bà Nguyễn Đức Nhuận

Cô Nguyễn Thị Kiêm, Nguyễn Thị Phương, Lệ KIm Huê, Trạng sư Dương Văn Giáo và nhiều nhân vật trí thức Bắc, Trung, Nam. Chức vụ của Ban này là gieo cái ý tưởng “Nữ lưu học hội:” trong toàn thể phụ nữ toàn quốc, cắt nghĩa sự lợi ích về các học hiệu cao đẳng mà phổ thông, chỉ rõ ảnh hưởng của nó về sự tiến hóa của vận động phụ nữ ra thể nào?

BAN XƯỚNG XUẤT lo về việc cổ động bằng báo chí, sách vở, diễn thuyết, và mở ban dậy về các khoa phổ thông tri thức, nữ công, ngôn ngữ văn tự … Những môn cần dùng nhất cho phụ nữ độc thân nghèo hay có chồng dù có học nhiều hay chưa học bao giờ.

NỮ LƯU HỌC HỘI là nơi đoàn kết các tầng lớp phụ nữ, tri thức như cần lao Nam-Trung-Bắc.

error: Content is protected !!