Bà Nguyễn Phan Long (1893-1968)

Bà Nguyễn Phan Long (chánh thất của ông Nguyễn Phan Long, một nhà viết báo kiêm chính trị gia tên tuôi tên thật là Trần Thị Huyền, sinh quán tại Saigon ngày 13-12-1893. Mặc dù bà là người sinh quán tại Saigon, thành dân người miền Nam, nhưng gia đình nội tổ bà gốc ở Nghệ An, một chi nhánh của dòng vua nhà Trần, sau con cháu vô Nam sinh sống cho tới ngày nay. Cụ thân sinh của bà là Trần Cửu Trường là một nhà học giả biết nhiều thứ chữ và nhiều thứ tiếng, chữ Nho, chữ Pháp, đến chữ Cao Miên; cụ nói và viết thông thạo như người Miên. Nội tổ bà, cụ Tống Trần Văn Thậm, một nhà thâm nho tinh thông về lý số, y học, địa lý. Lúc đầu mới vào Nam cụ mở trường dạy học, nhiều môn sanh đã thành danh đỗ cao. Tài cho thuốc được nhiều người tán tụng. Cụ được tặng nhiều huy chương của triều đình Nam Vang, vì đã chữa hoàng tộc như nhà vua được dứt khỏi nhiều bịnh tật nguy hiểm.

Với bịnh nghèo, cụ chữa thí, cho thuốc không nhận thù lao. Có lẽ nhờ sinh trưởng trong một truyền thống gia đình lễ giáo, nhân đức nhiều nên bà Trần Thị Huyền từ lúc thiếu thời đã tỏ ra rất thông minh, siêng học. Ở trường học chữ Pháp, chữ Việt; về nhà học thêm chữ Nho, điểm vào học khoa nấu ăn, bánh mứt đủ thứ ngon lạ, khéo léo.

Năm 1912 nà Trần Thị Huyền vâng lệnh song thân kết hôn với ông Nguyễn Phan Long lúc bấy giờ là một công chức cao cấp (tham ta của sở thương chánh Hà Nội. Sau đ1m cưới bà theo chồng ra Bắc một thời gian ngắn được đổi về Saigon. Nhưng khi vào đến đây, thì cụ Nguyễn Phan Long từ bỏ chức Tham tá ra làm báo với tờ L’Écho ANNAMITE (1918) mà chính ông là chủ nhiệm kiêm chủ bút, dùng cơ quan ngôn luận binh vực đạo đạt những sự oan ức cho đồng bào với nhà cầm quyền Pháp. Bà luôn luôn kề cạnh bên ông, thờ chồng dạy con, phụ chồng trong mọi công tác của ông. Sau đó ông lập thêm một tư thục Nguyễn Phan Long, quy tụ nhiều giáo sư học giỏi, tư cách như ông Trần Quy Liệu, Bùi Thế Mỹ, Bùi Văn Chiêm v.v…

Muốn biết vai trò đảm đang, cao tuyệt đến bực nào của một người hiền phụ, chúng ta cần phải biết rõ vai tuồng của đức phu quân mới nhận thấy rõ sự hy sinh cao cả ấy của người hiền phụ.

Từ ngày vào Nam, ông Nguyễn Phan Long bước qua con đường hoạt động chính trị và viết báo, dạy học. Ông là một người được nhiều kính nể, từ người Pháp đến người Việt vì ông có rất nhiều đức tính tốt, trong sạch, thanh liêm, đời sống chỉ sống với một lý tưởng phục vụ nhân dân, tổ quốc, không thích danh vọng tiền tài. Ghét Pháp, bài Pháp với một tinh thần xây dựng mà chua chát. Vì đó luôn ông nghèo. Vì đó bà Nguyễn Phan Long luôn luôn vất vả vì sinh kế. Để trong gia đình giữ trọn vẹn sự sinh hoạt, tề gia nội trợ, quán xuyến tiếp công việc làm của chồng bà phải lo làm lụng thêm kiếm tiền bỏ vào cho đủ xài trong ngân quỹ hàng tháng.

Có học thuốc ít nhiều với nội tổ, bà sáng chế ra một loại phấn lấy tên là THU CÚC, một mũ phẩm hoàn toàn đồ nội hóa, để bán chp phụ nữ trang điểm, trừ mụn, tàn nhan, nám. Và viết bài dạy nữ công nấu ăn, làm bánh mứt cho các báo phụ nữ (Phụ nữ Tân Văn, Khuê Phòng v.v…) Quyển GIA CHÁNH lần đầu tiên xuất bản được nhiều giới phụ nữ hoan nghinh và ủng hộ mãi cho tới ngày nay. Đã nhiều lần tái bản, nhưng vẫn được chị em cần dùng trong việc gia đình. Thật là một quyển sách phổ thông hữu dụng cho phụ nữ Việt Nam đã đành, tới ngoại quốc như Pháp, Tân Thế Giới, Nouvelle Calé cũng phát hành.

error: Content is protected !!