Hồng Hà nữ sĩ – Đoàn Thị Điểm

Nữ sĩ nguyên họ Đoàn, lấy chồng họ Nguyễn nên đổi luôn cả họ, nên có chỗ viết là Nguyễn Thị Điểm. Bà là người làng Hiếu Phạm, huyện Văn Gia Giang, tỉnh Bắc Ninh, em gái ông Giám sinh (Tiến sĩ) Đoàn Luân. Biệt hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, sinh về đầu thế kỷ 18 đời nhà Lê.

Lúc còn thơ ấu đã nổi tiếng là nữ Thần đồng, vì mới 6 tuổi đã học được Sử ký Tư Mã Thiên.

Một hôm ông Luân lấy chữ trong Hán sử ra cho nữ sĩ một câu đối nguyên văn như vầy:

“Bạch xà dương đạo, Quý bạt kiếm nhi tràm chi” (Con rắn trắng đón đường, ông Quý rút gươm chém đấy).

Nữ sĩ liền lấy một câu nguyên văn cũng ở Sử ký, điển cố ông Vũ đời Thuấn mà đối lại rằng:

“Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng thiên nhi thán viết” (Con rồng vàng đội chiếc thuyền, ông Vũ trông lên trời mà than rằng).

Câu đối này những bậc đại khoa giáp xưa nay đều phải thán phục hết cỡ.

Lại một hôm, bà soi gương, ông Luân ra câu đối rằng: “Đối kinh hoa my, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm” (Soi gương vẽ mày, một chấm hóa ra hai chấm). Câu này có chữ điểm nghĩa là chấm, lại là tên của bà.

Bà đối ngay lại rằng: “Lâm tri ngoạn tuyệt, chính luân chuyển tác song luân” (Đến ao xem tr8ang, một vành hiện ra hai vành). Chữ luân là vành lại là tên ông Luân; đối có tài là lanh, thật đáng gọi là tiên phong thiên tài khá cao vậy.

Khi có sứ Tàu sang, bà giả làm người bán quán rượu; sứ Tàu vào uống rượu thấy bà đang biên sổ, lại thấy ở cột quán rượu có lắm câu đối hay, và bên ghe bà ngồi có nhiều sách vở, mới ra cho bà một câu đối rằng: “An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh” (An Nam một tấc đất, chẳng biết mấy người cày) có ý xấc ngạo và ghẹo chọc. Bà đối ngay rằng: “Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất” (Nước Bắc các vị đại phu thảy do đường ấy mà ra cả). Bà cũng đáp lời phúng thích lại chẳng chịu kém ý lời ra đối. Các sứ giả chịu tài và cũng lấy làm thẹn.

Bà có tài học cao siêu nên lúc kén chồng muốn kén cả người có đủ tài ba và môn hộ tương đương, vì vậy nên đã lâu không có người vừa ý. Sau bà đã ba mươi tuổi, mới kết duyên làm thứ thất ông Nguyễn Kiều, làm quan Thượng thư, hiệu là Hạo Hiên.

Khi ông mất, học trò ông theo học với bà; bà mở trường dạy học, mãi đến bẩy mươi tuổi mới từ trần.

Bà có soạn tập Tục truyền kỳ diễn môn bài “Chinh phụ ngâm”. Bài Chinh phụ ngâm nguyên văn chữ Hán của Thái học sinh Đặng Trần Côn tiên sinh soạn, mà bà Đoàn Thị Điểm đã diễn nôm thành điệu song thất lục bát và theo lối dịch thuật (hoặc từng câu, hoặc dồn lại, thêm vào, bỏ bớt để thuật cả lời và ý) gồm có 476 câu, diễn nôm thành 411 câu.

Chinh phụ ngâm là một khúc ngâm theo âm điệu xưa của Tàu gọi là Cổ nhạc phù, những câu ngắn dài không thường xen kẽ lẫn nhau từ ba chữ cho đến mười chữ; lời lẽ thanh tao và bình dị, không khắc hoạch, điều -trắc như thơ  ận thế. Thể Cổ nhạ phù có từ đời Hán, Ngụy đến đời Đường. Từ đời Đường về sau thơ cổ pháp luật nhất định gọi là Cận thế, Cổ nhạc phù gọi Cổ thể.

Bài Chinh phụ ngâm này cũng như thơ Hồi Văn Cẩm Tư cùa nàng Hầu thị Tô Huệ và Mộc Lan ngày xưa, đại khái thư cho chồng đi chính thú phương xa, khuyên chồng ra sức giúp nước lập công hoặc ghi sự trang mình đi tình chính, … Nói tóm lại, là cầu chóng được hòa bình và ước ngày đoàn tụ.

Đặng tiên sinh viết bài Chinh phụ ngâm đầu tiên hiệu Cảnh Hưng đời Hán-Lê, đương khi binh cách, lính đi chinh thú lắm nơi, thấy cảnh biệt ly thê thảm, cảm xúc mà viết ra bài này, nhưng không chỉ rõ là việc chinh thú của nước nhà, phải mượn chuyện nhà Hán, Đường bên Tàu đi đánh rợ Hung Nô mà nói; phải dùng tất cả nhân danh, địa danh và sự tình, trạng thái và phong cảnh nước Tàu, lại cũng không dám dùng sự trạng và tình thái cùng cử chỉ của kẻ bình dân, phải dùng lời lẽ và tình tứ của một đôi vợ chồng thiếu niên con nhà quý phái bên Tàu, như ở câu “nhất cả thị phong lưu thiếu niên khách, nhất cả thị phong lưu thiếu niên hồn”. Lối viết như thế là sợ động cấp thời văn nên phải tránh, và mượn việc kẻ khác để ám chỉ chuyện mình.

Viết nguyên văn đã hay mà diễn nôm lại quá hay; các nhà văn sĩ trứ danh xưa nay tuy có dịch Nôm nhưng thảy đều thua bà Đoàn Thị Điểm, vì bà có cái thiên tài thiên phân đã cao, mà khẩu tài cũng cao, lại chính là nhà nữ sử dịch bài Chinh phụ ngâm có khẩu khí hồn nhiên.

error: Content is protected !!