Truyện một trái chuối

Bài viết đăng trên báo Lục Tỉnh Tân Văn , ngày 10 Janvier 1918

Tác giả: YÊN SA rút trong “OPINION”


Một vị đồng bang ta, vẫn là một nhà Đại nho gia bổn quốc có gởi lại cho tệ báo một bài để giải nghĩa và chứng minh cái việc ông Albert Sarraut đã ăn một trái chuối ở Trà Ôn mà người ta muốn kiếm chuyện bổ vạ cho quan Toàn quyền. Bài ấy như vầy:

Quả thiệt báo Vô-tư, dầu nhờ người kinh niên, sanh trưởng và ăn chịu tại Nam kỳ đặt để và bĩnh cáp mặc lòng, mới rồi đã tỏ cái dốt ra, không thông hiểu nhôn vật xứ nầy.

Vãn báo “Vô-tư”, hôm thứ năm tuần rồi trong khoản Thời-hài, có cáo quan Toàn quyền “một cách Vô-tư” rằng phạm sự thánh, là sự Ngài đã ăn một trái chuối chưng trên bàn hương án dọn tại Trà Ôn mà rước Ngài, cáo như vậy là cáo bậy, chúng tôi phải biện bát mới xong cho. Nói rằng: Trước đám đông người bổn quốc, ông Albert Sarraut “đã phạm đến bàn thờ ông bà của dân dọn ra đường trái tục lệ xưa nay” mà rước Ngài, nói như vậy là có ý châm quí quan Toàn quyền, mà nói thế thì mích lòng annam lắm. Tuy đã biết thiên hạ có phép châm qui mặc lòng, mà phải châm qui cho túc lý và biết phân biệt bàn hương án với bàn thờ. Xin Vô-tư báo chớ phiền, dầu cho rước Thiên tử đi nữa, cũng không ai dời bàn thờ ông bà ra đường bao giờ, còn bàn mà dọn ra đường quan lớn kinh quá đó, là bàn hương án. Khi đồng bang chúng tôi dọn ra trước nhà một cái bàn chưng diện lư hương, chưn đèn, nhang, hoa, quả đặng rước quan Toàn quyền, thẳng nên nói đồng bang chúng tôi phạm tự thánh; lấy theo lễ mà nói thì nên kêu chúng nó là kẻ dâng hương. Cho đặng giúp Vô-tư báo và các khán quan langsa đã phục cái lời châm qui xàm của báo ấy hiểu thông sự lý thì chúng tôi xin giải nghĩa cái bàn thờ ông bà là gì.

Vẫn người annam lấy sự thờ phượng tiên nhơn đã khuất rồi như nét đạo lý vậy, còn bàn thờ ông bà thì có 1 cái khám, trong khám ấy có bài vị biên tên họ cức sắc từ tiên nhơn, mỗi ông mỗi bài vị riêng. Khám ấy sơn son thếp vàng hoặc chạm cẩn, rất kỹ lưỡng, để riêng trên bàn chánh. Sự đơn quải thì cứ ngày giáp năm, đáo lệ hoặc là ngày vía, ngày quan hôn tang lễ trong gia tộc, dùng đồ nấu nướng, phẩm vật, huê quả mà đơm quải: chính thiệt là ngày thông đồng với vong linh kẻ đã khuất rồi.

Trước bàn thờ và kế khích đó thì có bàn hương án mà cao hơn và hẹp hơn bàn thờ. Trên bàn hương án ấy, hai bên để 2 cái chưn đèn có cắm đèn sáp, chính giữa thì có lư hương, sau lưng lư hương tì có đài cặm nhang, sau chưn đèn, ngó ra cửa cái, thì bên hữu có chưng 1 dĩa quả tử, bên tả thì có diện 1 bình bông, y theo sách lễ dạy: đông bình, tây quả.

Cả thẩy đó, hiệp lại mới thành bàn thờ ông bà, nếu muốn trái phép phạm tục xưa nay, đặng đem ra ngoại khám, bài vị, nào là bàn đơn, bàn hương án, mà nếu khám thờ ông bà để trên một cái bàn, thì không lẽ một cái bàn kia có cưng diện đền sáp lư hương, huê quả là bàn thờ ông bà, dầu là bàn tiện rước lễ bao đồng, là chỗ quan Toàn quyền ngồi được cũng chưa phải là bàn thờ Chúa. Các bàn hương án cũng như các bàn phúng có đèn nhang để đưa đám ma, chẳng phải là bàn thờ ông bà đâu.

Vả lại bàn thờ ông bà không phép dời đi đâu, khi nào dời đi thì phải có lễ mới nên. Nếu thiếu lễ thì không phải là bàn thờ ông bà. Cho nên nếu thiên hạ phải dọn 1000 bàn thờ ông bà, đặng tiếp rước ông Albert Sarrunt thì phải làm 1000 cái lễ riêng, từ cái đặng dời ra ngoài đường, kẻ ngoại không khi nào dời bàn thờ ông bà mà không làm lễ cũng như kẻ có đạo không có lập bàn thờ tạm tại nhà ai mà không làm lễ, rồi khi dời đi cũng phải cp1 lễ, chừng bán nhà cho ai, bán luôn chỗ có bàn thờ, đặng làm việc khác, thì cũng phải có lễ.

Còn cách này nữa là: Bàn thờ ông bà không khác nào nhà thờ có cuộc phượng tự lễ nghi mà các cố langsa bắt chước mà dịch chữ église ra tiếng nhà thờ và tiếng họ, rồi lập tục kêu, thí dụ: nhà thờ họ Chợ Quán, cùng như annam chúng ta kêu nhà thờ họ Nguyễn, nhà thờ họ Trương vậy!

Cái nhà thờ của chúng tôi chẳng khác nào nhà thờ các họ có đạo, nhà thở Trung kỳ và Bắc kỳ thiên hạ cũng đặt bàn hương án như trong Nam kỳ mà rước quan Toàn quyền, tì rõ ràng chúng tôi có một cái nhà thờ và một bàn thờ ông bà cho một gia tộc, cho một Họ. Họ ấy có khi đếm được 100 người, 1000 người, thì cái bàn thờ ấy không hề khi nào dời đi đâu, dẫu cho đức cha rất đáng kính, đều  dự lễ 14 juillet, khi binh trần thiết kéo ngang qua nhà lễ tạm, Ngài dỡ nón cúi đầu tỏ lòng trung hậu với nhà nước thì bao giờ ai dời nhà thờ nhà nước theo Ngài đâu.

Còn khi nghĩa trung hậu, là một đạo hiếu tử bậc nhứt của con nhà nước Nam, giục lòng chúng tôi dâng cho đứng thay mặt nước Langsa, những bông theo mùa (thời huê), những trái theo thuở (thời trần), mà lễ nghi dạy chúng tôi phải tiên hiền cho đứng giúp chúng tôi thạnh vượng phong nhiên, nếu ai mà nói trái rằng chúng tôi làm việc bổn phận tôi con thế ấy là phạm thượng, thì là lăng nhục chúng tôi đó.

Ông Albert Sarraut vẫn biết điều hơn, thông hiểu nhơn tình hơn, mới hưởng một trái chuối là của lễ chúng tôi dâng cho Ngài, vì Ngài là đứng phân cấp tiền tài cho chúng tôi, ấy là Ngài đã làm sang cho chúng tôi đó.

Còn chủ bút dốt viết cái bài thờ – bài đăng trong “Vô tư báo” đó, thì làm nhục cho chúng tôi.

CHúng tôi nó sơ lược đây để cho đồng liêu lấy đó mà suy.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!