Các sự kiện
Tháng 3 âm lịch, xây thành Gia Định theo kiểu bát giác (thành Bát Quái) bên trong có điện Kiến Phương, Kim Ấn, Kim Hoa và gác Triều Dương. Nguyễn Ánh đổi thành làm Kinh Gia Định. Ở đây có cục Chế tạo, kho tiền, kho đồn điền, trại súng, kho hỏa dược, cưởng voi, sứ quán,…
Tháng 4 âm lịch, Nguyễn Ánh lại chia thợ rèn, thợ súng, thợ bạc theo đơn vị mới.
Tháng 5 âm lịch, 3 vạn quân Nguyễn chia làm 5 doanh. Sau doanh đến các đơn vị: chi, hội, đội, thập.
Lê Văn Quân đem 6 ngàn quân thủy bộ đánh chiếm Phan Rí (Thuận Hải), hạ thành Bình Thuận. Tướng Tây Sơn là đô đốc Hồ Văn Tự, Nguyễn Công Thái, tham tán Từ Văn Tu dẫn 9 ngàn quân bộ cùng với thủy binh đánh chiếm lại Nha Phân, Mai Nương (Thuận Hải). Lê Văn Quân thua, quân Nguyễn tan vỡ lui về Phan Rí.
Tháng 7 âm lịch, sau trận giao chiến ở thành Phan Rí, các tướng Nguyễn rút lui. Nguyễn Văn Thành giữ thành Phan Rí, Lê Văn Quân giữ thành Hưng Phúc.
Tháng Chạp âm lịch, Tây Sơn đánh mạnh vào Phan Rí, Nguyễn Ánh cho rút quân về Bà Rịa, đắp thành lũy cố thủ, sửa thành Gia Định.
Nguyễn Ánh lập xưởng Chu Sư dọc theo sông Tân Bình quanh sông Bình Trị (đều thuộc Sài Gòn) để làm hai đạo thuyền, chiến hạm, chiến thuyền và dụng cụ thủy chiến. Xưởng dài 3 dặm.