Năm 1832

Các sự kiện

Tháng 5 âm lịch, xây đắp xong kinh thành Huế. Tiền công vật liệu tốn hơn nghìn triệu quan tiền. Sử dụng 9.500 biền binh, hơn 130 người đổng lý, suất đội.

Tháng 10 âm lịch, triều đình chia đặt các tỉnh và chức quan cho tỉnh từ Quảng Nam trở vào Nam

  1. Chia tỉnh gồm có 12 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Biên Hòa, Phiên An, Vi4ng Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên.
  2. Đặt các quan chức cho mỗi tỉnh gồm: Tổng đốc, Tuần phủ, Bố Chánh, Án sát và Lãnh Binh.
  3. Về chức trách của các quan như ở Bắc Kỳ.
  4. Qui định các công việc phải làm của các chức quan.

Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt mất, tặng chức Tá Vận công thần, đặc tấn Tráng Võ tướng quân, Tả quân Đô đốc chưởng phủ sự, Thái Bảo quận công, thụy là Oai Nghị. Vua Minh Mạng ban sắc cho 2 cơ vệ Tả quân đi thú ở Gia Định về kinh. Vệ Minh Nghĩa Triệt về nguyên tịch Quảng Ngãi. Cơ An Thuận chờ khi nào tang lễ Lê Văn Duyệt xong sẽ về kinh.

Đắp Đàn Xã Tắc vuông 4 trượng, cao 2 thước 5 tấc ở huyện Bình Dương, thờ thần Xã Tắc của tỉnh. Năm 1839 ban hành thể lệ cúng tế.

Đắp Đàn Tiên Nông vuông 3 trượng 6 thước, cao 2 thước 7 tấc ở thôn Phú Mỹ, thờ thần Tiên Nông.

Làm cầu Sơn dài 5 trượng, cầu Lầu dài 3 trượng ở huyện Bình Dương.

Bãi bỏ chức Tổng trấn Gia Định thành, 5 trấn cũ chia làm lục tỉnh. Mỗi tỉnh đặt các chức Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát và Lãnh binh.

Trấn Phiên An nay gọi là tỉnh Phiên An. Tỉnh Phiên An bấy giờ có 2 phủ: Tân Bình (có 2 huyện Bình Dương và Tân Long) và Tân An (có 2 huyện Phước Lộc và Thuận An).

Tổng đốc Gia Định là Nguyễn Văn Quế và Bố chánh là Bạch Xuân Nguyên dựng vụ án Lê Văn Duyệt.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!