Làm thế nào khi bị sốt?

Loạt bài viết về Sức khỏe hàng ngày trích trong sách 365 Lời khuyên về sức khỏe do Viện thông tin thư viện Y học Trung ương phát hành.

Hàng ngày, chúng ta hay gặp phải các tình huống gây khó chịu như chứng ợ hơi, đau lưng, mệt mỏi, … Tuy chúng ta không cần phải tới khám chữa bệnh nhưng chúng gây ra nhiều lo lắng và căng thẳng không cần thiết, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Các lời chỉ dẫn trong bài viết nhằm giúp mọi người giảm đi sự khó chịu, căng thẳng của cơ thể để thoải mái tận hưởng cuộc sống.


Làm thế nào khi bị sốt?

Không phải tất cả các trường hợp có thân nhiệt cao là sự trục trặc về sức khỏe. Nhiều người khỏe có thân nhiệt vào khoảng trên dưới 37°C là bình thường. Nhưng nếu thân nhiệt lấy ở miệng tới 37°2 thì chắc chắn đã bị sốt.

Thường thân nhiệt của chúng ta thấp lúc sáng sớm và cao hơn vào buổi chiều và buổi tối. Thân nhiệt lấy ở hậu môn chính xác nhất và thường cao hơn thân nhiệt lấy ở miệng là 0,3°C.

Nếu bạn lấy thân nhiệt ở miệng ngay sau khi uống nước nóng thì bạn cũng có thể tưởng lầm rằng mình bị sốt.

Các nguyên nhân thân nhiệt cao thường không phải là bệnh

Thân nhiệt của bạn có thể cao hơn bình thường do các nguyên nhân sau:

  • Mặc nhiều quần áo,
  • Vừa luyện tập hoặc hoạt động mạnh,
  • Thời tiết nóng ấm,
  • Lượng hooc-mon của cơ thể tăng hoặc giảm. Đối với phụ nữ, theo chu kỳ kinh nguyệt thì sau khi rụng trứng thân nhiệt thường tăng cao.

Các biện pháp làm dịu cơn sốt

  • Uống nước hoặc nước trái cây. Lau người bằng khăn ướt thấm nước mát chừng 21°C.
  • Nằm nghỉ, không hoạt động mạnh.
  • Không mặc nhiều quần áo hoặc đắp mền dày.

Các biểu hiện sốt cần đi khám bác sĩ

  • Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, nếu thân nhiệt trẻ ở mức 38°C (lấy ở miệng) hay 38°8 (lấy ở hậu môn) không thuyên giảm suốt 48 giờ thì phải tới phòng khám ngay.
  • Đối với người lớn, nếu thân nhiệt người lớn đo được từ 37°2 – 37°7 (độ C) trở lên, chắc chắn là bị sốt. Hiện tượng này kéo dài liên tục trong 5 ngày và kèm theo các hiện tượng như cổ bị cứng, đau ngực, nôn ói, tiêu chảy, đi lảo đảo, phát ban, ho, đau tai thì nên tới phòng khám ngay.

Chú ý: nên đến bác sĩ để khám bệnh nếu các triệu chứng xảy ra liên tục, trong một thời gian dài hoặc nhận thấy cơ thể có những biểu hiện khác thường.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!