Những nét thể hiện của tranh chủ đề Thú vật

“Nghệ thuật của người Hy lạp, người Ai Cập và các họa sĩ lớn mà ngày nay không còn nữa không phải là một nghệ thuật của quá khứ; ngày nay có lẽ nó còn sống động hơn bao giờ hết. Vì nghệ thuật là bất biến: chính ý tưởng của loài người tiến hóa, cũng như cách thể hiện của họ”.

Picasso.

Năm 1940, khách nhàn du đã khám phá ở Lascaux, Dordogne, một đường hầm hẹp sau rõ ra à cửa vào niều hang động ngầm. Trong vùng đá vôi bị xói mòn ngầm rất mạnh này, người ta đã tìm thấy người Cro-Magnon nổi tiếng ở xã lân cận Eyzies. Nhưng kích thước của các hang động mới này, có thể sánh với hang Altamira ở Tây Ban Nha, thì hoàn toàn bất ngờ và làm người ta kinh ngạc.

Cũng đáng kinh ngạc như vậy khi thấy các vách hang bị xói mòn phủ đầy hình ảnh những con bò mộng, hươu, ngựa, bò rừng, nô đùa như điên cuồng. Luôn luôn được vẽ nhìn nghiêng, chúng được vẽ ngay trên đá thô ráp và đôi khi, người ta phân biệt được tác dụng phối cảnh sơ đẳng khi thân mình chúng hơi bị vặn xoắn. Đường viền có thể được vẽ bằng rêu hay lông mao, nhưng màu sắc có vẻ được trát lên theo một kỹ thuật gần với cách thức phun sơn, có lẽ được phun qua một ống xương rỗng. Các sắc tố có nguồn gốc khoáng chất, nước được đá vôi hút được dùng làm chất pha màu. Hình vẽ thú vật có lẽ không được chính xác về mặt cơ thể ọc, nhưng sức mạnh và sức sống có thể đọ với những công trình nghệ thuật thành công nhất sau này. Kích thước đôi khi rất lớn, hơn bốn thước chiều dài. nhưng động lực nào đã gây cảm hứng, hay chúng có thể đảm nhiệm chức năng nào trong một xã hội mà ta còn biết rất ít, vẫn là điều bí ẩn hoàn toàn. Ta có thể giả định là, trong các bình diện mạnh mẽ đó, có khía cạnh tôn giáo hoặc ma thuật bao hàm ý tưởng rằng hình ảnh có thể truyền sức mà nó tượng trưng cho vật. nhưng ngoài tính cách ích dụng, các hình diện đó cũng biểu thị sự say mê của con người – bản thân là một động vật – đối với sức mạnh, sức sống, sự nhanh nhẹn và tính hung dữ tự nhiên của các con vật đó, thêm vào đó còn có sự ca ngợi và đôi khi sự sợ hãi khi phải đối đầu với nhau, và có lẽ cùng có cả sự thán phục ngấm ngầm đối với vẻ đẹp của các con vật.

Ở Lascaux, tính dễ thương tổn của con người có vẻ đầy ấn tượng; các bức họa trải dài trong một khoảng thời gian dài khó tin: thường thường chúng có tuổi từ 15.000 năm trước TL và, trong khoảng 5.000 năm, không ngừng được con người thêm thắt cho phong phú hơn; vài bức họa được vẽ chồng lên những bức có trước, nhưng các hình ảnh không bao giờ bị xóa mất hoàn toàn.

Các con vật có vẻ mơ màng lơ lửng giữa lòng đá và trong cái sâu thẳm của thời gian, và ta tưởng như nghe được tiếng chân rầm rập trong im lặng. Sau khi hang được mở cửa cho công chúng, hàng ngàn người đã tấp nập vào hang để khám phá những bức tranh tuyệt vời đó dưới một thứ ánh sáng mà các nghệ sĩ xưa kia không được biết, họ là những người đã làm việc trong hàng ngàn năm trong ánh đuốc chập chờn. Những cái hang này đã bị bỏ quên trong bóng tối trong suốt 15.000 năm vì lý do không ai biết lại được trưng ra ánh sáng sống sượng của những ngọn đèm chiếu hiện đại của thế kỷ 20. Vì vậy mà chỉ trong vòng mười năm dưới tác động phối hợp của ánh sáng nhân tạo và sự ô nhiễm không khí do đàn đàn lớp lớp người tham quan gây ra, các bức tranh đã bắt đầu hư hỏng nghiêm trọng. Rất may là các kỹ thuật hiện đại đã cho phép vừa bảo quản vừa trưng bày cho công chúng xem.

Con người và các con vật được kết hợp trong một hình ảnh ‘điền viên’ trên một bản ngà của thế kỷ thứ năm; minh họa một chủ đề trong sáng thế ký, bản ngà này thể hiện Adam ngồi trên một chạc cây, bận rộn đặt tên cho các con vật đứng xung quanh, trong đó có chim ưng, sư tử, thằn lằn và cả con rắn bị nguyền rủa nữa. Đó là hình ảnh của Thiên đường hạ giới được biểu hiện trong những hình thể trong sáng. Một ngàn năm trăm năm sau, Courbet với Hiệu còi bắt được hươu, đã đưa ta chúng tới Lascaux và một kiểu quan hệ cảm động hơn. Bố cục của bức tranh là một lời gùng biện bằng hình ảnh: cây roi của người thợ săn đáp lại cơn hấp hối của con vật và chúng ta dường như nghe trong không khí giá lạnh tiếng còi đắc thắng.

Thú vật có những vai trò rất khác nhau trong đời sống của con người, do đó mà có sự mập mờ trong quan hệ giữa hai bên. Trên bình diện nghệ thuật, chúng trước hết có giá trị tượng trưng. Giống như con người nhưng nấp kín trong cuộc sống câm lặng một cách bí ẩn, thú vật được chúng ta coi có những thuộc tính vật chất và tinh thần đáng thán phục, đáng sợ hoặc đáng ghê tởm, và đôi khi có cả những khả năng siêu nhiên. Hình ảnh của chúng, như vậy, bị ảnh hưởng sáu dặm của tính chất mà người ta gán cho chúng. Thí dụ như ở Ai Cập cổ đại, con mèo, con vật thiêng liêng, luôn luôn được thể hiện với thái độ dửng dưng kiêu ngạo. Ở thời nào con bò mộng cũng là một trong những con vật cưng của nghệ thuật vì, trong cái sức mạnh gần như thần thánh của nó, nó đồng nhất với chính sức mạnh của sự sống. Nó thường được thể hiện thành những đồ tế tự, như cái bình hình đầu thú vật ở đảo Crète có từ thế kỷ 15 trước TL.

Các nghệ sĩ cũng tạo hình cho các con vật huyền thoại cũng như những con rồng quấn quanh các món đồ gốm của người Hoa, hay con kỳ lân một sừng bí ẩn trên những tấm thảm trung cổ; có lẽ được tưởng tượng từ những lời mô tả con tê giác, nhưng con kỳ lân vẫn là một biểu tượng thanh tao của cái đẹp toát ra từ hai khía cạnh gợi tình và tinh thần của tình yêu trang nhã. Nghệ thuật thời trung cổ đầy rẫy những con vật đủ loại; ta thấy chúng được khắc trên những tấm ván phụ ghế ngăn trong nhà thờ, chằng chịt trong hình trang trí sách viết tay, hay được chạm trên mũ cột. Một số được thể hiện theo phong cách tự nhiên, một số khác là những hình ảnh tưởng tượng hay bán trừu tượng.

Chuyện thần thoại về thú vật là một củ đề sống rất dai. Con quái vật Minotaure huyền thoại được Canova tạc tượng ở thế kỷ 19 lại tái xuất một cách sôi nổi trong tranh khắc của Picasso. nhưng truyền thống tự nhiên vốn dĩ vẫn mạnh nên ta thấy ở Rembrandt, với chỉ vài nét phấn màu, những con voi nặng nề hiện ra rõ ràng, gần gũi, hay cả Durer là người ‘bắt’ được những cái rùng mình nhè nhẹ của con thỏ. Đây chắc chắn là một trong các chân dung động vật đẹp nhất. Nhưng ta sẽ thấy rằng, trong mọi loài động vật, ngựa là con vật chiếm được tình cảm nhiều nhất của nghệ sĩ.

Quả là các nghệ sĩ và nhà điêu khắc đã nghiên cứu người bạn trung thành của con người đó dưới muôn hình ngàn vẻ, vì ngựa tượng trưng sức mạnh vừa man dại vừa là sự chiến thắng của cái đẹp dưới bộ yên cương do con người khoác cho nó. Người La Mã đã nhìn thấy trong sự kết hợp giữa con ngựa và người kỹ mã một biểu tượng của uy quyền rõ rệt khi họ thể hiện hoàng đế Marc Aurèle trong tư thế đó mà sau này Verrochio lấy cảm hứng để làm cho vẻ ngạo nghễ của viên tướng đánh thuê người Venise Colleoni trở thành bất tử. Các họa sĩ dị điển, nhất là Rubens, và các họa sĩ lãng mạn, như Delacroix, cũng đã kết hợp con người và con ngựa trong một điệu bộ vô cùng mạnh mẽ, dính liền với nhau trong một cấu trúc làm nhớ lại những con nhân mã trong thần thoại Hy Lạp.

Bức tranh màu nươc: Horse rightened by Lightning của Delacroix, năm 1840

Các vị thầ ít khi mang hình dạng ngựa (chắc là làm vật cưỡi thì có ích hơn), nhưng con ngựa có cánh Pégase huyền thoại đã trở thành biểu tượng của thần thơ. Một sự trùng hợp kỳ lạ là có tượng đồng Trung Hoa được thực hiện vào đầu nhà Hán khoảng những năm 100 do một nhà điêu khắc vô danh, hình dung một con ngựa có cánh chim én đang bay. Léonard de Vinci cũng có nhiều khảo họa về ngựa, trong đó có một bức cho ta cái cảm giác về một năng lực không đè nén nổi. Trong số những kiểu thể hiện khác kém mạnh mẽ và tầm thường hơn, ta phải kể những tượng ngựa nhỏ tìm được trong các ngôi mộ đời Đường; nhưng ở châu Âu cũng vậy, nhiều nghệ sĩ khác cũng chú ý tới phẩm chất chịu đựng dẻo dai của con ngựa bình thường, kẻ phục vụ trung thành của con người. Vì vậy, Pisanello, giữa thế kỷ 15 đã vẽ một cách ham mê các khảo họa một con ngựa để cưỡi, với chi tiết rất chính xác: sự mệt mỏi thấy rõ trên cái mõm con vật, và sự hiền lành, thân thiện biểu lộ trong ánh mắt, hai tai vểnh lên của nó.

Việc chăn nuôi ngựa nòi thuần chủng của Anh ở thế kỷ 18 đã gây cảm hứng cho Stubb vẽ những bức tranh rất thành công, chúng kết hợp tư thế quý phái của những con vật tuyệt đẹp này với sự nhịp nhàng của hình thề xứng với các bích họa Hy Lạp cổ. Còn Géricault thì cố gắng thể hiện cảm xúc qua hình thể, và chỉ có thiện cảm sâu sắc của ông với sức sống của động vật mới làm ông đủ cảm hứng vẽ nên một hình ảnh một con ngựa bị cơn dông kích động như thể sấm sét đã len vào huyết quản của nó vậy. Sau này Degas rất say mê những con ngựa đua mà hình thể biến đổi theo sự vuốt ve hay thúc mạnh của bàn tay hay bàn chân người nài. Sự chú ý tới năng lực do con vật phát lộ ra thánh chuyển động, và đối với sự trươngnở hay thu rút lại của hình thể sinh ra từ đó, cũng là sự hưởng ứng công việc của nhà nhiếp ảnh Eadweard Muybridge. Năm 1878 ông này đã chứng minh rằng những hình ảnh truyền thống trình bày con ngựa phi nước đại là hoàn toàn sai lầm.

Nhà điêu khắc người Ý Marini đã miệt mài với chủ đề này và để đạt tới những hình ảnh giản dị mà chứa đựng sự căng thẳng bên trong. Đối với họa sĩ lập thể Duchamp Villon chủ đề này biến thành bộ máy cơ khí; nhưng óc tưởng tượng nghệ thuật chưa chiếm lấy những con ngựa hiện đại như xe hơi và máy bay để thay cho hình ảnh con ngựa với tính cách là biểu tượng của sức sống, thanh nhã và oai vệ.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!